Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

0

Hãy trình bày chính sách của Chính phủ Anh đối với sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa.

Trả lời:

– Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp.

– Cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang.

– Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.

– Không được tự do buôn bán với các nước khác, không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.

—> Làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của tầng lớp nhân dân.


Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào ?

Trả lời:

Sau chiến tranh giành độc lập vào nửa cuối thế kỉ XVIII , nước Mĩ ra đời gồm 13 bang ven biển Đại Tây Dương thuộc Bắc Mĩ sau đó được mở rộng nhanh chóng sang phía tây.


Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 có những điểm tiến bộ và hạn chế gì ?

Trả lời:

Bản tuyên ngôn đã khẳng định quyền con người đó là quyền tự do, bình đẳng, và mưu cầu hạnh phúc. Bản tuyên ngôn đã có ảnh hưởng lớn tới nhiều quốc gia mà Mĩ xâm lược trong đó có Việt Nam ,trong bản tuyên ngôn của nước ta, Bác cũng đã trích dẫn ra bản tuyên ngôn của Mĩ để thấy được tính nhân đạo trong bản tuyên ngôn này.

Tuy nhiên, Bản tuyên ngôn của Mĩ cũng có mặt hạn chế ,đó là chưa đề cập đến quyền của nô lệ và thổ dân da đỏ ,cũng như không xóa bỏ việc bóc lột công nhân và nhân dân lao động.


Yếu tố nào giúp nghĩa quân Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh ?

Trả lời:

Sự lãnh đạo của G.Oa-sinh-tơn và chính sách cai quản vô lý của Anh đã làm cho nhân dân thuộc địa phản đối mạnh mẽ mà lực lượng chính là nhân dân.


Hãy trình bày diễn biến chính cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

Trả lời:

Sự kiện “chè Bô-xtơn’ đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ.
Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô-xtơn. Để bảo vệ quyền lợi của mình, những người dân địa phương đã cải trang thành thổ dân da đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng chè xuống biển. Chính phủ Anh liền trừng phạt, ra lệnh phong toả cảng Bô-xtơn và điều quân đến chiếm đóng vùng này. Việc buôn bán bị ngừng trệ, công nhân thất nghiệp. Không khí khủng bố tràn ngập. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần. 
Trước tình hình đó, đầu tháng 9 – 1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a – Đại hội lục địa lần thứ nhất. Các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Không chấp nhận yêu cầu đó, vua Anh tuyên bố sẽ ra lệnh trừng trị, nếu các thuộc địa “nổi loạn”.
Tháng 4 – 1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.
Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập vào tháng 5 – 1775 quyết định thành lập “Quân đội thuộc địa” và bổ nhiệm Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn – một điền chủ giàu có, một sĩ quan có tài quân sự và tổ chức – làm tổng chỉ huy ; đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.
Ngày 4-1 – 1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập – Hợp chúng quốc Mĩ.


Trình bày kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập.

Trả lời:

Tháng: 9 – 1783, hoà ước được kí kết ở Véc-xai (Pháp). Theo hoà ước này, Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí của nhà nước mới. 
Theo Hiến pháp, Mĩ là một nước cộng hoà liên bang được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”: Quốc hội, gồm hai viện, là Thượng viện và Hạ viện, nắm quyền lập pháp ; Tổng thống nắm quyền hành pháp ; Toà án nắm quyền tư pháp.
Năm 1789, Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa đã giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập một nhà nước mới, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển. Về thực chất, đó là một cuộc cách mạng tư sản, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XIX.

Giaibaitap.me

Leave a comment