Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

0

Căn cứ vào bảng niên biểu địa chất, hãy cho biết trước đại Cổ sinh là các đại nào ? Chúng kéo dài và cách đây khoảng bao nhiêu năm ?

Trả lời:

Trước đại Cổ sinh là các đại Nguyên sinh và Thái cổ:

-Đại nguyên sinh: cách đây khoảng 2.500 triệu năm, kéo dài khoảng 2.000 triệu năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.

-Đại Thái cổ: cách đây khoảng 3.500 triệu năm, kéo dài khoảng 1.5000 triệu năm và kết thúc cách đây khoảng 2.500 triệu năm.


Lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất đã trải qua bao nhiêu giai đoạn ? Đó là những giai đoạn nào ?

Trả lời:

Lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất đã trải qua ba giai đoạn: giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn Cổ kiến tạo, giai đoạn Tân kiến tạo.


Vì sao nói giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam ?

Trả lời:

Giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam vì các lí do sau:

– Ở giai đoạn Tiền Cambri, lớp vỏ Trái Đất chưa định hình rõ ràng và có rất nhiều biến động, là giai đoạn sơ khai của lịch sử Trái Đất. Đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là các đại dương nguyên thủy, bầu khí quyển nhiều CO2, ít O2 do sinh vật còn quá ít ỏi, thô sơ, chưa có vai trò gì lớn.

-Trên lãnh thổ Việt Nam lúc đó mới chỉ có các mảng nền cổ như vòm sông chảy, Hoàng Liên Sơn, oánh cung sông Mã, khối nhô Kon Tum,…làm hạt nhân hay tạo thành những điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này.


Giai đoạn Tiền Cambri ở nước ta có những đặc điểm gì ?

Trả lời:

-Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam.

+Các đá biến chất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2,5 tỉ năm.

+Diễn ra ở nước ta trong khoảng 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.

-Diễn ra trong phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay

Giai đoạn này diễn ra chủ yếu ở một số nơi, tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ.

-Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu

+Xuất hiện thạch quyển, lớp khí quyển ban đầu còn rất mỏng (chủ yếu là các chất khí amoniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđrô và về sau là ôxi. Khi nhiệt độ không khí thấp dần, thủy quyển mới xuất hiện với sự tích tụ của lớp nước trên bề mặt Trái Đất. Từ đó, sự sống xuất hiện.

+ Tuy nhiên, các sinh vật trong giai đoạn này còn ở dạng sơ khai nguyên thủy như tảo, động vật thân mềm.

Giaibaitap.me

Leave a comment