Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

0

(trang 126 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 41.1, cho biết Trung và Nam Mĩ giáp các biển và đại dương nào ?

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Trả lời:

Trung và Nam Mĩ giáp với biển Ca-ri-bê, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.


(trang 127 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 41.1 và các kiến thức đã học, cho biết:

– Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào?

– Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió gì, thổi theo hướng nào?

Trả lời:

– Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới.

– Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió Tín phong, thổi theo hướng đông bắc.


Bài 1 trang 127 sgk địa lí 7

Bài 1. Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

Trả lời:

Nam Mĩ có ba khu vực địa hình.
Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.
Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.


Bài 2 trang 127 sgk địa lí 7

Bài 2. So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với địa hình Bắc Mĩ.

Trả lời:

– Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
– Khác nhau :
+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

Giaibaitap.me

Leave a comment