Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến – SBT
Bài tập 1 trang 15 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
1. Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ tên của dòng sông
A. Hằng. B. Ấn.
C. Trường Giang. D. Hoàng Hà.
2. Nhà nước Ma-ga-đa ở Ấn Độ được thống nhất có vai trò quan trọng của
A. sự truyền bá đạo Hin-đu.
B. sự truyền bá đạo Hồi.
C. sự ra đời và truyền bá của đạo Phật.
D. công tác trị thuỷ sông Hằng.
3. Ấn Độ được thống nhất vào thời gian
A. 2500 năm TCN. B. 1500 năm TCN
C. cuối thế kỉ III TCN. D. đầu thế kỉ VI TCN.
4. Xã hội phong kiến Ấn Độ được hình thành dưới vương triều
A. Ma-ga-đa.
B. Gúp-ta.
c. Hồi giáo Đê-li.
D. Mô-gôn.
5. Vương triều Gúp-ta là thời kì phát triển của miền Bác Ấn Độ vì
A. kinh tế, xã hội và văn hoá đều có bước phát triển.
B. xã hội ổn định, đạo Phật phát triển.
C. có nhiều tác phẩm nghệ thuật tinh xảo.
D. hoạt động thương mại, giao lưu buôn bán với nhiéu nước.
6. Ấn Độ dưới hai thời kì : Vương triều Hồi giáo Đê-li. Vương triều Mô-gôn có điểm chung nổi bật là
A. đất nước phát triển đến đỉnh cao
B. đều do người Thổ Nhĩ Kì thống trị
C. đều do người Mông cổ thống trị.
D. là các vương triều ngoại tộc và theo đạo Hồi.
7. Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của
A. đạo Phật.
B. đạo Hồi.
c. đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu.
D. đạo Thiên Chúa.
8. Ấn Độ là quê hương của
A. đạo Phật. B. đạo Hồi.
c. đạo Ki-tô. D. đạo Nho.
Trả lời
Bài tập 2 trang 16 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 2. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào ô
trước các câu sau.
1.
Đất nước Ấn Độ được hình thành trên cơ sở của sự liên kết giữa các tiếu vương quốc thành một nhà nước rộng lớn – nước Ma-ga-đa ở vùng hạ lưu sông Hằng.
2.
Vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển ở cả hai miền Băc – Nam Ấn Độ về kinh tế – xã hội và văn hoá.
3.
Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại ở Ấn Độ trong các thế kỉ XII – XVI là do người Mông Cổ lập nên.
4.
Ông vua kiệt xuất nhất của Vương triều Mô-gôn đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ân Độ.
5.
Chữ Phạn là chữ viết riêng, là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
Trả lời
Đúng: 1, 4, 5
Sai: 2,3
Bài tập 3 trang 17 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 3. Hãy nối nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp
A |
B |
1.Sự ra đời và truyền bá của đạo Phật vào thế kỉ VI TCN |
a)Người Ấn Độ biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt với nhiều cột sắt không gỉ, đúc tượng Phật bằng đồng cao tới 2m |
2. Ông vua kiệt xuất sùng đạo Phật là A-sô-ca |
b) có vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất các thành thị – tiêu vương quốc thành nước Ma-ga-đa |
3.Thời kỳ Vương triều Gúp-ta |
c) đưa đất nước Ma-ga-đa trở lên hùng mạnh |
4. Các quý tộc Hồi giáo Vương triều Đê-li |
d)Thực thi nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kỳ thị tôn giáo, thủ tục đặc quyền Hồi giáo |
5.Ông vua kiệt xuất của triều Mô-gôn là A-cơ-ba đã |
e) ra sức chiếm đoạt ruộng đất Ấn, cấm đoán nghiệt ngã đối với đạo Hin-du |
Trả lời
1- b;
2-c;
3-a;
4-e;
5-d.
Bài tập 4 trang 17 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 4. Hoàn thành bảng thống kê các triều đại phong kiến Ấn Độ dưới đây
Triều đại |
Thời gian tồn tại |
Gúp-ta |
|
Hồi giáo Đê-li |
|
Ấn Độ Mô-gôn |
|
Trả lời
Triều đại |
Thời gian tồn tại |
Gúp-ta |
thế kỷ IV đến đầu kỷ VI |
Hồi giáo Đê-li |
Thế kỷ XII đến thể kỷ XVI |
Ấn Độ Mô-gôn |
thế kỷ XVI – thế kỷ XIX |
Bài tập 5 trang 18 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 5. Hãy trình bày một vài thành tựu chính về chữ viết, văn học, nghệ thuật của Ấn Độ thời phong kiến.
– Chữ viết:
-Văn học :
– Nghệ thuật:
Trả lời:
Một vài thành tựu chính về chữ viết, văn học, nghệ thuật của Ấn Độ thời phong kiến.
– Chữ viết ra đời sớm : chữ Phạn – nguồn gốc của chữ Hin đu
– Tôn giáo: Đạo Balamôn có bộ kinh Vêđa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất; đạo Hin – đu tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ hiện nay. Sáng lập ra đạo Phật.
– Văn học Hin – đu: Có nhiều thể loại ảnh hưởng đến đời sống
– Kiến trúc và điêu khắc chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
Giaibaitap.me