Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) – SBT
Bài tập 1 trang 17, 18 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Thời gian các nuớc tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâu xé châu Phi là
A. đầu thế kỉ XIX.
B. giữa thế kỉ XIX.
C. những năm 70 – 80 của thế kỉ XIX.
D. đầu thế kỉ XX.
Trả lời: C
2. Việc phân chia thuộc địa ở châu Phi giữa các nước đế quốc căn bản hoàn thành vào
A. giữa thế kỉ XIX.
B. những thập niên cuối thế kỉ XIX.
C. cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
D. đầu thế kỉ XX.
Trả lời: D
3. Người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân An-giê-ri hồi đầu thế kỉ XIX là
A. Át-mét A-ra-bi. B. Áp-đen Ca-đe.
C. Mu-ha-mét Át-mét. D. Nu-ba Pa-sa.
Trả lời: B
4. Nổi bật trong cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ở châu Phi là cuộc kháng chiến của nhân dân
A. An-giê-ri. B. Ai Cập.
C. Ê-ti-ô-pi-a. D. Nam Phi.
Trả lời: C
5. Khu vực Mĩ Latinh là
A. một châu lục ở Nam Mĩ.
B. một bộ phận của nước Mĩ.
C. một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ, gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê.
D. một châu lục ở Bắc Mĩ.
Trả lời:C
6. Đầu thế kỉ XIX, phần lớn các nước Mĩ Latinh là thuộc địa của
A.Tây Ban Nha. B. Bổ Đào Nha.
C. Mĩ và Anh. D. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Trả lời: D
Bài tập 2 trang 18 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 2: Hãy nối tên nước ở cột A với nội dung ở cột B để phản ánh đúng sự phân chia châu Phi giữa các nước đế quốc hổi cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Bài tập 3 trang 18 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 3: Theo em, đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi giai đoạn này là gì?
Trả lời:
– Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi đều thất bại (trừ Êtiôpia). Nguyên nhân thất bại là do: chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp. Các phong trào thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn sau – đầu thế kỉ XX.
– Phong trào đấu tranh ở châu Phi bao gồm đấu tranh bảo vệ độc lập và đấu tranh chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.
Bài tập 4 trang 19 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 4: Dựa vào lược đổ (hình 13) trong SGK, hãy thống kê những nội dung thích hợp vào bảng sau :
Tên nước |
Năm giành được độc lập |
Tên nước |
Năm giành được độc lập |
Ha-i-ti |
1804 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Tên nước |
Năm giành được độc lập |
Tên nước |
Năm giành được độc lập |
Ha-i-ti |
1804 |
Braxin |
1822 |
Mê-hi-cô |
1821 |
Bô-li-vi-a |
1825 |
Goa-tê-ma-na |
1821 |
Pa-ra-goay |
1811 |
Hôn-đu-rat |
1821 |
Chi-lê |
1818 |
Ni-ca-ra-goa |
1821 |
Ác-hen-ti-na |
1816 |
Pa-na-ma |
1821 |
U-ru-goay |
1828 |
Đô-mi-na-ca |
1844 |
|
|
Vê-nê-xu-ê-la |
1811 |
|
|
Côm-lôm-bi-a |
1819 |
|
|
Ê-cu-a-đo |
1830 |
|
|
Pê-ru |
1821 |
|
|
Bài tập 5 trang 20 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 5: Nhận xét của em vế phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ Latinh vào nửa đầu thế kỉ XI
Trả lời:
Đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Kết quả hầu hết khu vực đã thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trở thành quốc gia độc lập
Giaibaitap.me