Bài 54: Dân cư xã hội châu Âu
(trang 161 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 54.1, cho biết châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào? Nêu tên các nước thuộc từng nhóm.
Trả lời:
– Châu Âu có các nhóm ngôn ngữ: Giéc-man, La-tinh, Xla-vơ, Hi Lạp,…
– Tên các nước thuộc từng nhóm:
+ Ngôn ngữ La-tinh: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a, Ru-ma-ni, Hung – ga – ri, E – xto – ni – a.
+ Ngôn ngữ Giéc-man: Thụy Sĩ, Hà Lan, Ai – xơ – len , Anh, Bỉ, Đức, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển.
+ Ngôn ngữ Xla-vơ: Nga, Xlô-va-ki-a, Xec-bi, Môn – tê – nê – gro, Crô-a-ti-a, Xlô-vê-ni-a, Bôn – xni – a, Hec – xe – go – vi – a, Bun-ga-ri, Ư-crai-na, Bê-la-rút, Ba Lan, Séc.
(trang 161 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 54.2, nhận xét sự thay đối kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu và của thế giới trong giai đoạn 1960 — 2000.
Trả lời:
Nhận xét sự thay đối kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu và của thế giới trong giai đoạn 1960 — 2000.
– Dân số dưới độ tuổi lao động của châu Âu giảm dần từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi dân số dưới độ tuổi lao động của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.
– Dân số trong độ tuổi của châu Âu tăng chậm từ năm 1960 đến năm 1980 và giảm dần từ năm 1980 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trong độ tuổi của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.
– Dân số trên độ tuổi lao động của châu Âu tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trên độ tuổi lao động của thế giới cũng tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000, nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tháp tuổi. -Nhận xét tổng quát về sự thay đổi hình dạng tháp tuổi: hình dạng tháp tuổi của châu Âu từ năm 1960 đến năm 2000 chuyển dần từ tháp tuổi trẻ sang tháp tuổi già (từ đáy rộng sang đáy hẹp) – trong khi đó, hình dạng tháp tuổi của thế giới vẫn là tháp tuổi trẻ (đáy rộng, đỉnh hẹp).
(trang 163 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 54.3, nhận xét sự phân bố dân cư châu Âu:
– Các vùng có mật độ dân số cao (trên 125 người/km2).
– Các vùng có mật độ dân số thấp (dưới 25 người/km2).
Trả lời:
– Trên phần lớn lãnh thổ châu Âu, mật độ dân số từ 25 đến 125 người/km2.
– Các vùng có mật độ dân số cao (trên 125 người/km2): ở ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
– Các vùng có mật độ dân số thấp (dưới 25 người/km2): ở bán đảo Xcăng-đi-na-vi và phía bắc đồng bằng Đông Âu.
Bài 1 trang 163 sgk địa lí 7
Bài 1. Trình bày sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá ở châu Âu.
Trả lời:
– Các tôn giáo chính ở châu Âu : đạo Thiên chúa, đạo Tin Lành, đạo Chính Thống và một số theo đạo Hồi.
– Châu Âu có nhiều dân tộc sống đan xen, đa dạng về ngôn ngữ.
+ Ngôn ngữ La tinh: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a, Ru- ma- ni,…
+ Ngôn ngữ Giéc-man: Anh, Bỉ, Đức, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển.
+ Ngôn ngữ Xla-vơ: Nga, Xlô-va-ki-a, Xéc-bi, Xlô-vê-ni-a, Bun-ga-ri, U-crai-na, Bê-la-rút, Ba Lan, Séc,…
Bài 2 trang 163 sgk địa lí 7
Quan sát hình 54.2, nhận xét sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu và của thế giới trong giai đoạn 1960 – 2000.
Trả lời:
Dân số dưới độ tuổi lao động ở châu Âu giảm nhưng của thế giới lại tăng.
– Dân số trong độ tuổi lao động ở châu Âu tăng chậm nhưng của thế giới tăng liên tục.
– Dân số trên độ tuổi lao động ở châu Âu tăng liên tục, của thế giới tăng liên tục nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ.
=> Dân số châu Âu đang biến động theo xu hướng già đi.
Giaibaitap.me