Bài tập tự luận trang 95 Sách bài tập (SBT) Sinh học 6

0

Bài tập tự luận trang 95 Sách bài tập (SBT) Sinh học 6

Bài 1. Hãy vẽ sơ đồ trao đổi khí. Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hoà lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí ?
Lời giải:
 – Vẽ sơ đồ trao đổi khí

–        Nhờ quá trình quang hợp, thực vật hút khí cacbônic, nhả khí ôxi nên có khả năng điều hoà lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí.
Bài 2. Vì sao người ta cần trồng nhiều cây xanh để giảm bớt tác hại của ô nhiễm không khí ?
Lời giải:
– Lá cây ngăn bụi và khí độc làm không khí trong lành.
–        Một số loài cây tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh (thông, bạch đàn, long não…).
–        Tán lá cây có tác dụng giảm nhiệt độ môi trường khi có nắng to.
Bài 3. Quan sát hình 47.1, hình 47.2 SGK, hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra đối với đất ở trên đồi trọc (hình 47.1B) khi có mưa. Tại sao ?

Lời giải:
–        Trên đồi trọc không có cây cối che phủ.
–        Khi có mưa (nhất là khi mưa to) do không có Cây nên nước mưa trực tiếp chảy xối xả xuống mặt đất trên đồi làm :
+ Cuốn trôi lớp đất màu mỡ trên mặt.
+ Do không có rễ cây giữ đất nên khi có mưa lớn, đất trên các đồi trọc theo dòng nước trôi xuống gây xói mòn. 
Bài 4. Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê ?
Lời giải:
Ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê để rừng (gọi là rừng phòng hộ) chắn gió, chắn sóng, chống xói lở, bảo vệ đê biển.
Bài 5. Thực vật có vai trò gì đối với nguồn nước ? Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán như thế nào ?
Lời giải:
Thực vật nhất là rừng cây tạo ra nguồn nước ở suối, sông vì:
Khi nước mưa rơi xuống rừng, nước sẽ được tán cây, thân cây, rễ cây, thảm mục trong rừng giữ lại một phần sau đó thấm dần xuống các lớp dưới tạo thành dòng chảy ngầm, chảy vào các chỗ trũng tạo thành suối, thành sông góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán.
Bài 6. Quan sát hình 48.1 SGK và các hình dưới đây cùng với những hiểu biết của em đế điền vào bảng sau (điền dấu X ở vị trí thích hợp).

 

Lời giải: 
 

Tên con vật

Thức ăn chủ yếu

Rễ, củ

Cả cây

Quả

Hạt

1. Sơn dương

x

 

 x

 

 

2. Voi

 

 x

 

3. Trâu

 

 

 

4. Thỏ

 x

 

 

 x

5. Gà

 

 

 

 x

6. Ong

 

 

 

 x

 

7. Sóc

 

 

 

 x

8. Đười ươi

 

 

 

 x

Bài 7. Hãy sưu tầm những tranh ảnh về động vật trong thiên nhiên “lấy cây làm nhà”.
Lời giải:
Sưu tầm những tranh ảnh vể động vật trong thiên nhiên “lấy cây làm nhà”.
 
Bài 8. Nêu vai trò của thực vật đối với động vật. Sau khi sưu tầm em có thể trang trí rồi làm thành một bộ sưu tầm sinh vật, cũng có thể tham gia làm báo tường ở lớp.
Lời giải:
Nêu vai trò của thực vật đối với động vật.
–       Thực vật cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật.
–       Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
Bài 9: Trong các chuỗi liên tục sau đây:

Hãy thay thế các từ động vật, thực vật bằng tên con vật hoặc cây cụ thể.
Lời giải:

Bài 10. Tìm thêm một số cây khác ở địa phương, điền vào bảng dưới đây bằng dấu X ở vị trí thích hợp.

STT

Tên cây

Cây lương thực

Cây thực phẩm

Cây ăn quả

Cây công nghiệp

Cây lấy gỗ

Cây làm thuốc

Cây làm cảnh

Công dụng khác

1

Cây mít

 

 

X

 

X

 

 

 

2

Cây lim

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cây sen

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Cây lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Cây ngố

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Cây cao su

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cây chè

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Cây ngải cứu

 

 

 

 

 

 

 

 

 Lời giải:

STT

Tên cây

Cây lương thực

Cây thực phẩm

Cây ăn quả

Cây công nghiệp

Cây lấy gỗ

Cây làm thuốc

Cây làm cảnh

Công dụng khác

1

Cây mít

 

 

X

 

X

 

 

 

2

Cây lim

 

 

 

 

X

 

 

 

3

Cây sen

 

X

X

 

 

X

X

 

4

Cây lúa

X

 

 

 

 

 

 

 

5

Cây ngô

X

 

 

 

 

 

 

 

6

Cây cao su

 

 

 

X

 

 

 

 

7

Cây chè

 

 

 

X

 

 

 

 

8

Cây ngải cứu

 

X

 

 

 

X

 

 

Bài 11. Hãy tìm một câu chú thích thích hợp cho tất cả các hình dưới đây về vai trò của thực vật đối với động vật.

Bài 12. Quan sát hình dưới đây và với những hiểu biẽi cùa em, hãy nêu những thực vật có hại cho sức khoẻ con người.

Lời giải:
Một số thực vật có hại cho sức khoẻ con người như :
–        Cây thuốc phiện, cây thuốc lá, cây cần sa (tác hại xem SGK).
–        Ngoài ra còn có những cây như : cây lá ngón, cây trúc đào (ăn lá cây bị ngộ độc có thể chết), cây cà độc dược (quả rất độc), cây lá han (lá gây ngứa)… 
Bài 13. Tại sao người ta nói : “Nếu không có thực vật thí cũng không có loài người” ?
Lời giải:
Người ta nói: “Nếu không có thực vật thì cũng không có loài người” vì :
–        Thực vật cung cấp ôxi cho hô hấp ; thiếu ôxi người bị ngạt sẽ chết.
–        Thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm, dược phẩm, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, xây dựng đối với đời sống con người.
Vì vậy, nếu không có thực vật cũng không có loài người.
Bài 14.
–        Đa dạng của thực vật là gì ?
–        Thế nào là thực vật quý hiếm ?
Lời giải:
–        Đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thê của loài và môi trường sống của chúng.
–        Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị về mặt này hay mặt khác và có xu hướng ngày càng ít đi do khai thác quá mức.
Bài 15.
–        Nêu những nguyên nhân khiến cho đa dạng của thực vật ở Việt Nam bị giảm sút.
–        Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam ?
Lời giải:
–        Những nguyên nhân khiến cho đa dạng của thực vật ở Việt Nam bị giảm sút:
Nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống của con người.
–     Cần phải có các biện pháp để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam :
+ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
+ Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
+ Xây dựng các vườn thực vật, vườn Quốc gia, các khu bảo tồn… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
+ Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Xem thêm:
Video bài giảng môn Văn học

Leave a comment