Bài tập và thực hành 7: Định dạng đoạn văn bản

0

Hướng dẫn thực hành 7: Định dạng đoạn văn bản trang 112 SGK Tin học 10

1. Mục đích, yêu cầu

– Áp dụng được các thuộc tính định dạng cơ bản;

– Luyện tập các kỹ năng định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trang, gõ tiếng Việt;

– Có kỹ năng soạn và trình bày đẹp một văn bản hành chính thông thường.

2. Nội dung

a) Thực hành tạo vân bẩn mới, định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản

a1) Khởi động Word và mở tệp Don xin hoc.doc đã gõ ở bài thực hành 6.

Sau khi khởi động Word, ta mở tệp Don xin hoc .doc. Tệp này chưa được định dạng, cho nên ta phải định dạng lại dơn xin nhập học theo mẫu.

a2) Trình bày lại đơn theo mẫu

Ở đơn xin nhập học trên, cần dùng chế độ căn giữa, cân đều hai bên để làm cho đơn được cân đối, đẹp.

Ngoài ra còn phải dùng chế độ in hoa, in đậm, chữ nghiêng và kết hợp các chế độ này lại với nhau, đó là in hoa đậm, nghiêng đậm. 

a3) Lưu văn bản với tên cũ

Ta chỉ cần nhấp chuột lên biếu tượng Save trên thanh công cụ chuẩn hoặc nhấp chọn menu File/Save để lưu văn bản vào tên cũ Don xin hoc.

b) Gõ và định dạng đoạn văn theo mẫu

– Bài “Cảnh đẹp quê hương” gồm ba đoạn với các tiêu đề: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha và Đà Lạt. Trước hết ta gõ đoạn văn một cách bình thường, chưa định dạng. Sau khi gõ xong đoạn văn ta mới tiến hành định dạng nó.

– Tiêu đề của bài CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG được định dạng theo chế độ in hoa (.VnTimeH) kết hợp in đậm. Các tiêu đề các đoạn văn ta dùng phông VnAristate kết hợp chữ nghiêng.

– Cả ba đoạn văn ta dùng chế độ cân đêu hai bên, bố trí đoạn giữa “Động Phong Nha” thụt vào so với hai đoạn trên và đoạn dưới bằng thước định dạng.


Câu 1 trang 114 SGK Tin học 10

Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào?

Trả lời:

– Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản theo những thuộc tính văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản.

-Các lệnh định dạng được phân thành ba loại: định dạng kí tự, định dạ đoạn văn bản và đinh dạng trang.


Câu 2 trang 114 SGK Tin học 10

Hãy kể những khả năng định dạng kí tự.

Trả lời:

Những khả năng định dạng kí tự, đó là định dạng phông chữ, kiểu chữ, chữ màu sắc… 


Câu 3 trang 114 SGK Tin học 10

Hãy kể những khả năng định dạng đoạn văn bản. Về nguyên tắc, có thể xoá một đoạn văn mà không cần chọn đoạn văn bản đó được không?

Trả lời:

– Những khả năng định dạng đoạn văn bản, đó là: căn lề, vị trí lề đoạn văn (so với lề trang), khoảng cách đến đoạn văn trước hoặc sau, định dạng đoạn đầu tiên, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.

Có thể xoá một đoạn văn mà không cần chọn đoạn văn đó bằng cách xóa từng kí tự một. Nhưng với những văn bản dài (tức là gồm nhiều trang màn hình thì việc xoá như vậy sẽ rất lâu, chậm.


Câu 4 trang 144 SGK Tin học 10

Hãy phân biệt lẻ trang văn bản và lề đoạn văn bản.

Trả lời:

Phân biệt lề trang văn bản và lề đoạn văn bản :

– Lề trang văn bản áp dụng cho toàn bộ trang ;

– Lề đoạn văn bản áp dụng cho từng đoạn văn bản và được tính tương đối với lề trang.


Câu 5 trang 114 SGK Tin học 10

Trong bài thực hành 7, những chức năng định dạng văn bản nào đã được áp dụng?

Trả lời:

Trong bài thực hành 7, những chức năng định dạng văn bản đã được dụng, đó là:

– Định dạng kí tự: chữ đậm, chữ nghiêng, kiểu chữ, cỡ chữ…;

– Định dạng đoạn văn bản: căn giữa, căn đều hai bên, khoảng cách thụt vào bên trái, khoảng cách thụt vào bên phải, chữ nghiêng… ;

 

Giaibaitap.me

Leave a comment