Bài tập vận dụng trang 89 – 90 SGK Vật lý 6

0

Bài tập vận dụng trang 89 – 90 SGK Vật lý 6

1. Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào đúng?
C: Rắn – Lỏng – Khí
2. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
C. Nhiệt kế thủy ngân
3. Tại sao trên đường ống dẫn hơi phải có những đoạn được uốn cong. Hãy vẽ lại hình của đoạn ống này khi đường ống nóng lên, lạnh đi.
Để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản.
4. Hãy sử dụng các số liệu trong bảng 30.1 để trả lời các câu hỏi sau đây:
a. Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất: sắt
b. Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: Rượu
c. 
– Vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng
– Không. Vì ở nhiệt độ này thủy ngân đã đông đặc.
d. Các câu trả lời phụ thuộc vào nhiệt độ của lớp học. Giả sử nhiệt độ lớp học là 300C thì các câu trả lời sẽ như sau:
– Thể rắn gồm các chất có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ lớp học: nhôm, sắt, đồng, muối ăn
– Thể lỏng gồm các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ lớp học: Nước, rượu, thủy ngân.
– Hơi nước, thủy ngân
Ghi chú: Nhiệt độ nóng chảy của một chất cũng là nhiệt độ đông đặc của chất đó. Do đó, ở cao hơn nhiệt độ này, thì chất ở thể lỏng, ở thấp hơn nhiệt độ này thì chất ở thể rắn. Hơi của một chất tồn tại cùng với chất đó ở thể lỏng.
5. 
Bình đã đúng. Chỉ cần để ngọn lửa nhỏ đủ cho nồi khoai tiếp tục sôi là đã duy trì được nhiệt độ của nồi khoai ở nhiệt độ sôi của nước.
6. 
a)
– Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy.
– Đoạn DE ứng với quá trình sôi
b)
– Đoạn AB, khi nước tồn tại ở thể rắn
– Đoạn CD, khi nước tồn tại ở thể lỏng và thể hơi
 

Leave a comment