Bàn về tiết kiệm và hoang phí
Ông bà ta thường nhắc con cháu: “Buôn tàu bán. bè không bằng ăn dè, dành dụm” hoặc: “Miệng ăn núi lở”.
Đó là những câu tục ngữ nói về tiết kiệm và hoang phí. Tiết kiệm còn gọi là dành dụm. Hoang phí gần nghĩa với xa hoa, xa xỉ. Tiết kiệm là tính tốt, là lối sống đẹp.
Hoang phí là một tính xấu, là lối sống tiêu cực.
Nước ta hiện nay chưa giàu, dân ta (nhiều gia đình, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa) còn thiếu thôn, nghèo khó nên ai cũng phải tiết kiệm, không nên hoang phí. Tiết kiệm để dành vón mà làm ăn, tái sản xuất, kinh doanh. Tiết kiệm để nuôi con ãn học. Tiết kiệm để phòng xa: “Ẩn khi lành, để dành khi ốm”. Nông dân phải tiết kiệm, phải “tích cốc phòng cơ”, phải dự phòng tháng ba ngày tám, khi lũ lụt bão tố, dịch bệnh,…
Tiết kiệm là đạo đức. Giàu có, nhiều tiền bạc cũng nên ăn tiêu “vừa phải”, không hoang phí, xa hoa mà nên bớt ra một ít để tương trợ người nghèo, giúp kẻ ốm đau họan nạn, giúp các em nhỏ mồ côi, giúp các nạn nhân chất độc da cam. Tiết kiệm để “lá lành đùm lá rách”. Như thế là biết sống vì tình người!
Những kẻ “quen thói bốc rời”, “vung tiền quá trán”, chưa hẳn là sang trọng, chưa hẳn được đồng loại kính trọng?
Tiết kiệm phải đi đôi với cần cù, siêng năng, cần cù là đức tính mà ai cũng phải tu dưỡng, rèn luyện. Ngoài tiết kiệm tiền bạc, của cải vật chất thì còn phải biết tiết kiệm thì giờ. Tiết kiệm thì giờ để học tập, để lao động, để an dưỡng, giải trí… Không thể đánh bạc thâu canh. Không thể suốt đêm quay cuồng trên sàn nhảy!
Sống tiết kiệm, không xa hoa, xa xỉ, lãng phí là thể hiện một nhân cách vãn hoá, một lối sống văn minh, tiến bộ. cần kiệm là nguồn gốc của hạnh phúc. Lãng phí tiền của, tài sản của riêng mình là đáng chê. Lãng phí tài sản của quốc gia là tội lớn! Tổ quốc và nhân dân không tha thứ cho bất cứ người nào là thủ phạm gây ra lãng phí tài nguyên của quốc gia.