Bình giảng 9 câu thơ đầu bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm hay nhất
Đề bài: Bình giảng 9 câu thơ đầu bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
…………….
Đất Nước có từ ngày đó”.
Bài làm
Đoạn thơ đã nói lên một cách dung dị mà thấm thía về cội nguồn sâu xa của Đất Nước.
Giọng điệu thủ thỉ tâm tình, nhà thơ gợi lên một không khí trầm lắng như kể chuyện cổ tích, như dẫn hồn ta ngược thời gian trở về cội nguồn Đất Nước và dân tộc. Bốn chữ “ngày xửa ngày xưa” dùng rất khéo:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …” mẹ thường hay kể.
Chữ “có” trong “đã có rồi”, “Đất Nước có trong những cái…” đã làm cho ý thơ khẳng định, tỏa sáng niềm tin. Tục ăn trầu, truyện cổ tích Trầu – Cau gợi lên hình ảnh Đất Nước xa xưa, “Đất Nước bắt đầu”… Truyền thuyết Thánh Gióng cho biết sự vươn mình của dân tộc, đánh dấu sức mạnh quật khởi “Đất Nước lớn lên”. Câu thơ mở rộng đến 12, 13 chữ, với cách gieo vần lưng (đầu – trầu, ăn – dân) nên vẫn thanh thoát, giàu âm điệu:
“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dẩn mình trồng tre mà đánh giặc”.
Hai chữ “lớn lên” liên tưởng đến hình ảnh chú bé làng Gióng lên ba vươn vai thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt khi Đất Nước bị giặc Ân xâm lược.
Rồi nhà thơ nói đến phong tục và đạo lí tốt đẹp lâu đời của nhân dân ta. Phong tục “bới tóc” của người Lạc Việt. Câu ca dao nói về đạo vợ chồng: “Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên đã nhập hồn vào câu thơ Nguyễn Khoa Điềm:
“Tóc mẹ thì bởi sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.
Chuyện “ngày xửa ngày xưa” nhưng vẫn hiện diện trên “tóc mẹ” trong tình thương của “cha mẹ” bây giờ. “ĐấtNước đã có rồi”, “Đất Nước có…”, “Đất Nước bắt đầu”, “Đất Nước lớn lên” và Đất Nước đang hiện diện quanh ta, gần gũi ta.
Tiếp theo, nhà thơ lấy sự hình thành và phát triển ngôn ngữ dân tộc để nói về nguồn gốc lâu đời của Đất Nước. Mỗi vật dụng đều có một cái tẽn riêng: “Cái cột, cái kèo thành tên”. Nhân Dân ta có nghề trồng lúa nưóc lâu đời. Nghề trồng lúa nước tạo nên nền văn minh sông Hồng. Khi hạt gạo được sáng tạo nên bằng công sức “một nắng hai sương”, thì ngôn từ “xay, giã, giần, sàng” cũng xuất hiện. Tiếng Việt là của quý lâu đời của Đất Nước ta, Nhân Dân ta. Cách nói của Nguyễn Khoa Điềm thật ý vị:
“Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phái một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó”.
Lấp lánh trong đoạn thơ là hình ảnh Đất Nước thân yêu. Quá khứ của Đất Nước “ngày xửa ngày xưa” đồng hiện trong “miếng trầu bây giờ bà ăn”. Có Đất Nước anh hùng “biết trồng tre mà đánh giặc”. Có Đất Nước cần cù trong lao động sản xuất: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Có nền văn hóa giàu bản sắc, nền văn hiến rực rỡ hội tụ qua thuần phong mĩ tục (tục ăn trầu, tục bới tóc), qua tục ngữ ca dao “gừng cay muối mặn”, qua cổ tích thần thoại, truyẻn thuyết.
Đoạn thơ 9 câu, 85 chữ mà không hề có một từ Hán Việt nào. Ngôn từ bình dị, cách nói biểu cảm thân mật. Hiện diện trong đoạn thơ là: ta, dân mình, bà, cha, mẹ. Có miếng trầu,cây tre, tóc mẹ,… Có “gừng cay muối mặn” cái kèo, cái cột, hạt gạo, v.v… Thật là thân thuộc và gần gũi, sâu xa và thấm thìa, rung động. Tưởng tượng thì phong phủ, liên tưởng thì bao la. Đoạn thơ đã “nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp” để ta yêu thêm Đất Nước và tự hào về Đất Nước. Cấu trúc đoạn thơ: “tổng – phân – hợp”; mở đầu là câu “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”, khép lại đoạn thơ là câu “Đất Nước có từ ngày đó”.Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ kết hợp hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ mang vẻ đẹp độc đáo nói vế cội nguồn Đất Nước thân yêu.