Bình giảng khổ thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc / Năm con đau… mế thức một mùa dài, / Con với mế không phải hòn máu cắt / Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
Bình giảng khổ thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc / Năm con đau… mế thức một mùa dài, / Con với mế không phải hòn máu cắt / Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
1. Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
– Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại Việt Nam. Con đường thơ của Chế Lan Viên đi qua hơn nửa thế kỉ sáng tạo với nhiều tìm tòi, trăn trở, nhiều biến đổi và bước ngoặt. Thơ Chế Lan Viên trước cách mạng là sự chối từ cuộc đời, tìm về thế giới của “điêu tàn”, kinh dị, siêu hình và có xu hướng đi vào thần bí.
– Cách mạng tháng Tám 1945 đã giải thoát cho Chế Lan Viên và mở ra giai đoạn mới của thơ ông, mà tập Ảnh sáng và phù sa là một cột mốc quan trọng ghi nhận thành công của ông trên hành trình thơ cách mạng.
– Bài Tiếng hát con tàu được in trong tập thơ này. Tiếng hát con tàu là khúc hát say mê, rạo rực của một tâm hồn thơ đã thoát khỏi cái khung chật hẹp của “cái tôi” nhỏ bé để ra với chân trời rộng lớn của nhân dân, đất nước.
2. Bình giảng khổ thơ
– Phần hai, cũng là phần chủ yếu của bài thơ, dành cho việc tái hiện hình ảnh của nhân dân và gợi lại những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình của nhân dân trong những năm kháng chiên gian khô mà rất đẹp. Đó là “người anh du kích”, “thằng em liên lạc” và đặc biệt là hình ảnh bà mẹ già “Lửa hồng soi tóc bạc – Năm con đau, mế thức một mùa dài”.
Mối quan hệ giữa nhân dân và nhà thơ được nói lên sâu sắc, vừa tình nghĩa vừa mang nặng lòng biết ơn. Hình ảnh người mẹ Tây Bắc chăm sóc, yêu thương cán bộ, bộ đội như con mình hiện lên trong khổ thơ thật cao đẹp. Tác giả gợi lại những kỉ niệm, hình ảnh dung dị mà tiêu biểu cho sự
hi sinh và tình nghĩa thắm thiết của bà mẹ “Năm con đau, mế thức một mùa dài”.
– Trong khổ thơ, hình ảnh bà mẹ được xây dựng theo lối tả thực, cụ thể mà giàu xúc động, cô đúc. Ở đây là lời bày tỏ trực tiếp tình cảm và dòng hoài niệm thiết tha, cảm động (“Con với mế không phải hòn máu cắt – Nhưng trọn đời con nhở mãi cm nuôi”).
– Chú ý những từ ngữ nói lên sự hi sinh của bà mế – mà cũng chính là nhân dân (mế thức một mùa dài), nghĩa tình sâu nặng (trọn đời), và cách xưng hô thắm tình ruột thịt (con nhớ mế)…