Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ dưới đây trong bài thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) và Sóng (Xuân Quỳnh)
Contents
- 1 Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ dưới đây.
- 2 Đất là nơi anh đến trường
- 3 Nước là nơi em tắm
- 4 Đất Nước là nơi ta hò hẹn
- 5 Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
- 6 Đất là nơi “con chim phương hoàng bay về hòn núi bạc
- 7 Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”.
- 8 (Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
- 9 Con sóng dưới lòng sâu
- 10 Con sóng trên mặt nước
- 11 Ôi con sóng nhớ bờ
- 12 Ngày đêm không ngủ được
- 13 Lòng em nhớ đến anh
- 14 Cả trong mơ còn thức.
- 15 (Trích Sóng-Xuân Quỳnh)
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ dưới đây.
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phương hoàng bay về hòn núi bạc
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”.
(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
(Trích Sóng-Xuân Quỳnh)
1. Mở bài
– Khái quát vài nét về hai tác giả và tác phẩm.
– Dẫn nhập vấn đề cần cảm nhận.
2. Thân bài
2.1. Cảm nhận được cái hay cải đẹp của mỗi đoạn trích
a. Về đoạn thơ trong Đất Nước.
Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, học sinh cần phát hiện, phân tích để làm rõ cái hay, cái đẹp của đoạn thơ.
– Về nội dung: các cách định nghĩa nghệ thuật về đất nước.
+ Ở lần định nghĩa thứ nhất, cả Đất và Nước đều là không gian tồn tại rất thân thuộc, rất riêng tư gắn bó của “anh” và “em”. Kết hợp chất liệu thực tế, diễn tả giản dị, cách giải thích tỉ mỉ của nhà thơ khiển ta hình dung ra được một cách cụ thể: Đất nước là con đường, mái trường, dòng sông, bến nước,… gắn bó thân thuộc với đời sống học tập, sinh hoạt của con người. Đất nước còn gắn bó với những tình cảm riêng tư, chứng kiến tình yêu lứa đôi với bao niềm thương, nỗi nhớ, nhất là nỗi nhớ thầm của người con gái trong tình yêu.
+ Ở lần định nghĩa thứ hai, từ không gian gần gũi, đất nước trở nên xa xôi, mênh mông như huyền ảo. Nhà thơ đã đưa đất nước từ của thần linh trở thành đất nước của nhân dân. Từ đó có thể hiểu ràng: Đất nước là núi, là rừng, là sông, là biển với tài nguyên phong phú.
– Về nghệ thuật
+ Đoạn thơ sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết dân gian, với cấu trúc ngôn ngữ Đất là…, Nước là,… Đất Nước là…, nhà thơ đã định nghĩa bàng cách tư duy “chiết tự” để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng đất nước thiêng liêng.
+ Giọng thơ trữ tình – chính luận…
b. Về đoạn thơ trong bài Sóng
Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, học sinh cần phát hiện, phân tích để làm rõ cái hay, cái đẹp của đoạn thơ.
– Về nội dung.
+ Nhà thơ suy tư về nỗi nhớ của con sóng. Nỗi nhớ choáng ngợp cả không gian dưới lòng sâu — trên mặt nước, trải dài theo thời gian Ngày đêm không ngủ được. Dù ở bất kì đâu, sóng cũng chỉ có một nơi để nhớ, đê thương đó là bờ.
+ Mượn hình tượng sóng nhớ bờ để diễn tả nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thoả, Xuân Quỳnh còn bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ của mình một cách chân thành, bạo dạn Lòng em nhớ đến anh – Cà trong mơ cỏn thức. Nỗi nhớ tràn cà vào trong cõi vô thức.
– Về nghệ thuật.
+ Lối điệp cú pháp kết họp với hình thức đối lập: trên – dưới; ngày – đêm; thức – ngủ… đã góp phần thể hiện một nồi nhớ cháy bỏng, da diết của sóng với bờ hay cũng chính là nỗi nhớ của người con gái khi yêu.
+ Sóng là hình ảnh ẩn dụ. Đến khổ thơ này, em đã tách ra khỏi sóng để diễn tả chân thực nỗi nhớ lạ lùng, biếu hiện cùa lòng chung thuỷ cùa người con gái trong tình yêu.
2.2. So sánh sự tương đồng và khác biệt
– Tương đồng.
+ Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, hai thi phẩm, trong đó có hai đoạn thơ đều hướng đến vẻ đẹp tình yêu đôi lứa.
+ Nỗi nhớ không chỉ là xúc cảm, là biểu hiện thường nhật trong tình yêu lứa đôi mà đó còn là vẻ đẹp của nhân tính, là thước đo của một tình yêu thuỷ chung, son sắc.
+ Mỗi đoạn thơ đều gồm sáu câu, thể hiện cảm hứng lãng mạn, một trong những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
-Khác biệt.
+ Ờ Đất Nước, sử dụng thể thơ tự do, đậm đặc chất văn hoá dân gian, Đất Nước được cảm nhận bằng tình yêu lứa đôi, nghiêng về phía không gian riêng tư, khiến cho việc lí giải Đất Nước trở nên gần gũi. thân thuộc, mới mẻ.
+ Ở Sóng, với thể thơ ngũ ngôn truyền thống, nhà thơ diễn tả trực tiếp tình cảm lứa đôi, thông qua nỗi nhớ của người con gái vừa nồng nàn, vừa mãnh liệt.
– Lí giải.
+ Điểm giống nhau: Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Phải chăng vì thế mà khi viết vê tình yêu. cả Nguyễn Khoa Điềm và Xuân Quỳnh đều diễn tả nỗi nhớ da diết, cháy bỏng đang trào dâng trong trái tim người con gái đang yêu.
+ Điểm khác nhau:
• Nguyễn Khoa Điềm viết về đất nước ở tuổi hai mươi tám – tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và tình yêu nước thiết tha.
• Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng khi mới hai mươi lăm tuổi – cái tuổi căng đầy sự sống, dạt dào tình yêu. Vì vậy khi đối diện với sóng, chị như thấy rõ tình yêu và nỗi nhớ đang trào dâng trong trái tim mình. Sự khác nhau giữa hai đoạn thơ còn có thể lí giải bời sự khác nhau về phong cách thơ của hai tác giả. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén xúc cảm, mang màu sắc chính luận, thể hiện tâm tư của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Hồn thơ Xuân Quỳnh là một hồn thơ giàu nữ tính, là lời tự hát khi hạnh phúc, lời tự bạch khi muốn bày tỏ.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề và nêu cảm xúc.