Cảm nhận nội dung và nghệ thuật truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
Cảm nhận nội dung và nghệ thuật truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
Gợi ý làm bài
1. Đoạn trích từ “Đốt đền xong…” đến “ngục Cửu U”: nêu những sự việc chính và tính cách của nhân vật Tử Văn.
* Đoạn trích có bôn sự việc chính:
– Đốt đền xong, Tử Văn về nhà bị ốm sốt. Trong cơn ôm sốt, chàng gặp tên cư sĩ Bách hộ họ Thôi. Tên này dọa nạt mắng nhiếc đòi chàng làm lại đền, đòi kiện chàng trước Diêm Vương để trừng phạt. Tiếp đó là chuyện Thổ công hiện gặp trình bày sự gian ác của tên Bách hộ họ Thôi, khuyên khích Tử Văn cứng cỏi và sẵn sàng cung cấp bằng chứng nếu Diêm Vương yêu cầu.
– Đêm, bệnh nặng thêm, Tử Văn bị hai tên quỷ sứ đến bắt xuống âm ti, giải đến trước mặt Diêm Vương để chịu tra khảo, chịu sự phán xử. Chàng bị tên Bách hộ họ Thôi và Diêm Vương luận tội nghiệt ngã. Nhưng nhớ lời Thổ công, Tử Văn cứng cỏi tâu trình, vạch trần tội ác dối trên lừa dưới của tên Bách hộ họ Thôi.
– Tên cư sĩ và Tử Văn cãi nhau quyết liệt trước mặt Diêm Vương, không bên nào ép được bên nào, khiến vua cõi Minh ti phân vân khó xử, phải sai người đến đền Tản Viên để lấy bằng chứng do Tử Văn nêu.
– Có được bằng chứng, vua Diêm Vương xử Tử Văn thắng kiện, Bách hộ họ Thôi hết đường chối cãi tội ác, bị giam ngục Cửu u.
* Ngô Tử Văn giải quyết từng sự việc theo một trình tự hợp lí:
– Khi gặp tên Bách hộ họ Thôi thì điềm tĩnh, cứng cỏi không hề tỏ ra sợ hãi trước lời dọa nạt của hắn.
– Khi gặp Thổ công thì tìm hiểu cặn kẽ câu chuyện trước sau để có kế hoạch ứng đối với kẻ yêu quỷ.
– Khi bị áp tải qua cầu đầy quỷ Dạ Xoa thì kêu oan uổng để chúng không thể tùy tiện hạ sát.
– Khi đối chất trước tòa thi viện đầy đủ lí lẽ, không chịu lùi một phân.
Vì vậy mà Tử Vãn đã thắng một cách đàng hoàng, chính đáng trước phiên xử án của vua Diêm Vương, làm cho chính ông vua ở cõi Minh ti này cũng phải khâm phục và ban thưởng.
* Các sự việc xảy ra với Ngô Tử Vân trong một thời gian không lâu: hai ngày. Ngô Tử Văn đã gặp hồn ma Bách hộ họ Thôi, Thổ công, các quỷ sứ cõi Minh ti và vua Diêm Vương. Đó toàn là các nhân vật ở thế giới cõi âm mang tính chất tưởng tượng, hoang đường kì ảo. Mặc dù vậy, câu chuyện đôi chất sinh động như có thực trên cuộc đời và diễn ra trong phạm vi Đại Việt (Lạng Giang, Yên Dũng, Đông Quan, Tản Viên). Điều đó làm tăng giá trị bản địa của truyện.
– Sự việc Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi mới đốt đền thể hiện tính cách của một kẻ sĩ chính trực. Kẻ sĩ kính trời, giữ trong sạch lòng mình, song không chịu được sự tác oai, tác quái của bọn yêu quỷ. Vì vậy mà trước khi đốt đền, Ngô Tử Văn đã tắm rửa sạch sẽ và khấn trời chứng giám cho hành động chính trực của mình.
– Nhân vật Bách hộ họ Thôi từ một kẻ hung hăng hiếu thắng trở thành một kẻ thất bại thảm hại. Khi thấy Tử Văn trả lời cứng cỏi, hắn đã cố xúc xiểm Diêm Vương để mong vua cõi Minh ti tin lời hắn, trị tội Tử Văn. Đến khi hắn thấy Diêm Vương sai người đến núi Tản Viên để lấy chứng thực, hắn bắt đầu run và xin nhẹ tội cho Tử Văn. Nào ngờ Diêm Vương là một quan tòa hết sức nghiêm minh, giữ vững cán cân công lí đã xử hắn tội vu cáo và tội hại dân, đày hắn xuống ngục Cửu u, tỏ lời khâm phục và ban thưởng cho Tử Văn.
2. Qua lời giới thiệu về Tử Văn và nguyên nhân đốt đền, ta hiểu rõ Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ chính trực đúng như lời bình của tác giả ở cuối truyện: “Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi”. Không có lời bình nào cho Ngô Tử Văn xác đáng hơn lời bình này.
3. Truyện kể về cuộc đấu tranh giữa người và tà thần. Đây là cuộc đấu tranh không khoan nhượng, một mất, một còn vì sự chính trực, vì hạnh phúc của nhân dân. Thế lực ma quỷ tà thần chính là những thế lực hắc ám, trong đó có cả thế lực ngoại xâm, thế lực của những kẻ cậy quyền, cậy thế, chà đạp lên công lí và nhân phẩm con người trong thời đại Nguyễn Dữ.
4. Truyện đầy rẫy những yếu tố kì ảo, hoang đường của truyền kì. Ngay cả nhân vật Ngô Tử Văn cũng là một nhân vật truyền kì khi tiếp xúc với thế giới Minh ti, khi làm chức Phán sự cõi Minh ti và khi xuất hiện trong sương mù lần cuối ở phía Tây thành Đông Quan tức Hà Nội ngày nay.