Cảm nhận truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)

0

Cảm nhận truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)

Đây là một trong số 20 truyện trong tác phẩm Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ (nhà văn Việt Nam thế kỉ XVI).

Phụ nữ và nho sĩ là hai loại nhân vật chính của “Truyền kì mạn lục”. Hình tượng đẹp đẽ nhất của loại nho sĩ hành đạo là từ Tử Văn trong truyện Chuyện chức phán sự đền Tản viền, xét trong thể loại truyện truyền kì ở Việt Nam không có nhân vật nào so sánh được và ở các truyện kì Trung Quốc, Triều Tiên đã được chuyển ngữ ra tiếng Việt cũng vậy.

Cách giới thiệu nhân vật Tử Văn cũng tương tự cách giới thiệu nhân vật Đại Dị trong chức tư pháp ở điện Thái Hư: “Phùng Đại Dị, tên chính là Kì, một cuồng si ở miền Ngô, Sở, thường cậy tài kiêu ngạo, không tôn kính quỷ thần. Phàm nơi có yêu quái nhờ dựa cỏ cây, làm người đời khiếp hãi thì thế nào chàng cũng ra tay đối địch, tới nơi ắt mắng chửi, làm nhục rồi mới chịu thôi. Có khi còn đốt đèn thờ, dìm tượng nước, dũng cảm không kiêng nể, vì vậy mọi người đều khen có can đảm”.

Truyện rất giàu tính kịch qua việc các nhân vật xung đột với nhau gay gắt. Tình thế lúc này đạt đến cao trào. Việc Thổ công đến có tác dụng như mở nút một lớp kịch. Tử Văn hiểu thêm về sự việc, được cổ vũ tinh thần để đấu tranh cho lẽ phải. Câu chuyện được bổ sung bằng chi tiết thấm đậm ý vị triết lí: Khi người còn sống vị tha thì nhất định họ không đơn độc! Giờ đây đối với chàng ngoài tình cảm và ý chí đấu tranh cho lẽ phải còn có thêm nghĩa khí và tình cảm của dân tộc. Vốn là người cương trực, yêu lẽ phải, khi tường tận mọi điều, chàng ngạc nhiên pha chút bất bình vì Thổ công cam tâm “làm một người áo vải nhà quê”.

Lời Thổ công như những khái quát đầy cay đắng về nhân tình thế thái đương thời, ẩn sau đó có cả nỗi ngao ngán của Nguyễn Dữ về thời cuộc, điều khiến ông phải từ quan. Câu nói của Tử Văn cho thấy chàng thoáng chút hoang mang:

– Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?

Lời nhân vật tuy ngắn, nhưng cho thấy nhà văn am tường tâm lí con người. Khi Tử Văn đơn độc đối diện với cái ác, chàng không sợ. Nhưng khi biết của đút lót có thể làm tha hóa cả cõi âm, số đông đã đứng về kẻ phi nghĩa, nếu chàng không chút lưỡng lự thì quá phi thường, khó tin.

Nguyễn Dữ đã hình dung về thế giới quỷ thần từ những kinh nghiệm của cõi người. đó kẻ gian xảo cũng đánh lộn sòng phải trái, tìm sự che chở của toàn án. Uy lực của hắn khiến Thổ công khiếp sợ đến mức phải “nhân lúc hắn đi vắng, lén đến”. Đối phó với một tượng như vậy Tử Văn phải dựa vào Thổ công và cả hai chủ động dùng mưu mẹo. Xưa nay văn chương viết về thần linh ma quỷ chỉ hấp dẫn khi làm cho người ta qua đó mà hiểu thêm con người bằng một cách nhìn khác, thật sinh động. Đây là điều khiến cho dù con người “khôn” đến mức nào đi nữa thì tác phẩm viết về thế giới siêu thực với trình độ nghệ thuật cao vẫn tồn tại và thực sự có ích. Nó không hề là “mê tín dị đoan” đơn giản như ai đó đánh giá.

Tử Văn được xuống âm phủ đôì diện với người có quyền lực cao nhất ở đó. Để nhập được vào cõi ấy, chàng phải tạm chết. Đây là một điểm đặc biệt trong quan niệm về sự sinh tử của con người ở trong truyện truyền kì. Nếu người đọc không chấp nhận theo ước lệ đó, cứ tư duy theo lẽ phải thông thường thì không thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm. Điều đó khiến cho thể loại văn học viết này với một số thể loại của văn học dân gian, nhất là truyện cổ tích thần kì có sự gần gũi.

Kẻ gian xảo đã đến trước chàng và đang kêu oan. Hắn đóng kịch giỏi đến mức Diêm Vương – vốn có khả năng thấu hiểu mọi sự, không ai che giấu được điều gì – cũng bị lừa. Những lời quát mắng (cũng có ý nghĩa như những lời tuyên án) của kẻ có quyền lực cao nhất ở âm phủ khiến cho bất cứ ai không trung thực và không cứng cỏi phải run sợ. Mâu thuẫn giữa Tử Văn và hồn ma viên tướng được đẩy lên độ cao. Người đọc hồi hộp vì đối thủ của chàng đã tranh thủ được thế lực có quyền vô biên vô lượng. Tuy nhiên, chàng không đơn thương độc mã vì đã, đang và sẽ được Thổ công hỗ trợ. Cảnh xử kiện này thật sinh động và người đọc thấy không khác mấy cảnh nơi công đường xưa, khác chăng chỉ là một số hình dạng, tên gọi của những đối tượng tham gia vào cuộc tranh tụng.

Trước nguy cơ bị lật tẩy và bị Diêm Vương trừng trị, đốì thủ của Tử Văn khôn khéo tìm đường lui:

– “Gã kia là một kẻ học trò, thật là ngu hướng, quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến

Giọng lưỡi này nghe thật quen, gợi ta nhớ đến những kẻ phi nghĩa có học đến từ phương Bắc, cướp nước ta, giết hại dân ta như Nguyễn Trãi khái quát, mà cứ leo lẻo chiêu bài nhân nghĩa “hưng diệt kế tuyệt” (phục hưng nước bị mất, nối lại dòng vua đã bị diệt). Truyện này nói riêng và Truyền kì mạn lục nói chung cho thấy tinh thần dân tộc của tác giả rất cao, biểu hiện qua việc gắn chuyện ma quỷ với các sự kiện lịch sử, có ý thức nuôi dưỡng những tình cảm dân tộc tốt đẹp. Điều này nhiều học giả Pháp, Nga, Đài Loan đều ghi nhận và cho rằng nó là một giá trị để phân biệt tác phẩm của Nguyễn Dữ với các tác phẩm truyền kì Triều Tiên, Nhật Bản cùng tiếp thụ Tiễn đăng tân thoại.

Những sự thực rõ ràng đã làm Diêm Vương tỉnh ngộ, trở lại công minh, có lời lẽ và hành động như người ta ao ước. Lời Diêm Vương chỉnh đốn những kẻ thuộc hạ chẳng khác gì lời đấng minh quân đàn hặc. Đúng là hình tượng Diêm Vương do một nhà nho dù ở ẩn vẫn nặng lòng với chính sự sáng tạo, nên dù thật xa cách về thời gian và không gian vì thuộc hai cõi, mà vẫn tường tận những tệ lậu của chính sự đời Hán, đời Đường! Nguyễn Dữ không có khi nào mê say với cõi siêu thực mà quên đi cõi thực, điều này thấy cả ở sự xử lí những việc lớn liên quan đến chính sự hay chỉ việc nhỏ liên quan đến đời thường. Nhà văn thật hóm khi để Diêm Vương cho Tử Văn hưởng một phần xôi lợn của dân cúng tế. Ta như hình dung thấy cảnh viết đến đây nhà văn mỉm cười hạ bút, vuốt râu, chiêu một ngụm trà thanh khiết tự thưởng cho mình.

Nhiều truyện truyền kì tương đồng với truyện dân gian có cách kết thúc có hậu. Tuy nhiên nếu là tác phẩm của nhà văn tài năng thì cạnh những giá trị tượng đồng nhất định có sự khác biệt, truyện này cũng vậy. Kết thúc truyện là nhân vật chính diện sau khi trải qua những thử thách lớn, đã chiến thắng và được phong thưởng, ở truyện dân gian, phần lớn các trường hợp là nhân vật được phần thưởng vật chất để phú quý, thọ, khang, ninh… tóm lại là để hưởng thụ, xứng với đức hạnh, công lao hoặc bù cho thiệt thòi trước đó của họ. Sự khác biệt lớn giữa Tử Văn và Phùng Đại Dị cũng thấy rõ ỡ kết thúc truyện. Phùng hành xử chỉ vì bản thân. Tử Vãn tích cực đấu tranh cho lẽ phải, chàng chưa bao giờ vương vấn hình dung đến kết cục tốt đẹp cho riêng mình. Phần thưởng cho Tử Văn chủ yếu là sự vinh danh qua việc đặt chàng vào một chức vụ cao hợp với tính cách, ở đó chàng sẽ phải nỗ lực đưa tài năng và đức độ vì chính nghĩa. Tác giả đã chọn không chỉ một công việc thích hợp mà còn ở một địa điểm đặc biệt. Với người nam chúng ta xưa nay, đền Tản Viên thuộc số thượng đẳng trong những chôn thiêng. Thần Tản Viên từng giúp vua Hùng chông ngoại xâm. Đây là nơi thờ một trong Tứ Bất Tử. Chi tiết này cũng biểu hiện tình cảm của Nguyễn Dữ đôi với cuộc đời. Ông đang sông trong thời buổi phong kiến suy đồi, đầy nhiễu nhương, đến mức dù chỉ làm chức quan nhỏ (tri huyện) cũng thấy ghê sợ hãi hùng, phải lấy cớ về nuôi mẹ già để xa lánh cõi đời ô trọc. Thế nhưng ông tin rằng đâu đó vẫn còn những đấng bậc cao minh, liêm khiết và cương trực cầm cân nẩy mực để hộ dân, cứu đời. Trong văn chương, không chỉ ở thơ mà ở văn xuôi cũng vậy, ranh giới giữa miêu tả hiện thực và sự tự biểu hiện của nhà văn luôn hòa quyện.

Tử Văn thuộc nhân vật hiệp sĩ trong truyện truyền kì. Hình tượng này thật đẹp đẽ. Từ chỗ chống cái xấu cái ác như xuất phát từ bản năng, Tử Văn hành xử ngày càng lí trí hơn, ý nghĩa của các hành động của chàng cũng ngày càng được nâng cao. Ca ngợi Tử Văn cũng chính là chúng ta đang ca ngợi Nguyễn Dữ. Nhà văn đã xây dựng thành công một hình tượng con người yêu lẽ phải, cương trực dám xả thân cho niềm tin của mình. Nhà Việt Nam học xuất sắc người Nga N.I. Niculin coi truyện này là “hồi âm của cuộc đấu tranh giải phóng” thật xác đáng. Chính nhân vật Tử Văn đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo nên ý niệm đó.

Không nên coi đây là truyện kể về cuộc đấu tranh sống còn giữa hai thế lực: một bên là con người (do Ngô Tử Văn đại diện), một bên là thần linh, ma quỷ (Minh Ti, hồn viên Bách hộ họ Thôi…). Toàn bộ 20 truyện của Truyền kì mạn lục cũng không có truyện nào như vậy. Nguyễn Dữ cho rằng ỏ’ các thế giới khác (Thượng giới, thủy cung, âm phủ) cũng đều có những đối tượng đáng yêu hay đáng ghét. Nếu nhà văn nào vạch đôi hai cõi như ý kiến trên nhận định thì tất đã tìm đến thể loại khác. Còn đâu là truyện truyền kì khi phủ định điều căn cốt nhất trong quan niệm của nó về thế giới và con người?

Leave a comment