Cây cối là chiếc nôi của nhân loại. Hãy chứng minh vai trò của cây cốì trong đời sống

0

Chúng ta luôn luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối – đó là cái máy điều hòa khí hậu vĩ đại của chúng ta.

Những số liệu đáng tin cậy của các nhà vệ sinh học kết luận rằng ngồi dưới tán cây bàng, ta bớt được 4 lần cái nóng cháy da buổi trưa hè trên đường nhựa.

Diện tích vô cùng to lớn của các tầng lá trùng điệp đã cản 50% bụi đường, tính ra trong một vụ hè, một hàng 100 cây ở đường phố’ đã giữ lại 340kg bụi, để giũ xuống mặt đường sau mỗi trận mưa.

Cây cốì còn là hàng rào cách li tiếng động, hấp thụ và hắt lại những sóng âm thanh hỗn tạp để khỏi làm chấn động thần kinh. Một vành đai cây 17 – 20m đủ đảm bảo an toàn cho nhà ở chống tiếng ồn. Nếu trồng cây sát nhà ở hay đường đi, nơi phát ra tiếng động, thì một vành đai dày 7 – 10m là đủ.

Người ta ví rất đúng: cây xanh là lá phổi của hành tinh chúng ta. Tất cả các sinh vật đều thở, và liên tục hút dưỡng khí, thải thán khí. Nhà máy lại tuôn ra khí độc và khói làm ô nhiễm không khí. Đất cũng “thở”, nhất là đất tơi, xốp, cành lá cây mục, các chất hữu cơ phân giải, nấm mốc và vi khuẩn hô hấp đã thải ra rất nhiều thán khí.

Không có cây xanh thì chẳng mấy chóc muôn loài sẽ ngạt thở. Tuy ban đêm cây cũng hô hấp, nhưng ban ngày cây lại hấp thu thán khí, kết hợp với ánh nắng để trả lại dưỡng khí và tạo nên chất bột đường. truyện sec ngắn Cho nên không khí ban ngày ở nhà có cây xanh bao bọc chứa rất ít thán khí, chừng 0,02% (đạt tiêu chuẩn vệ sinh). Mỗi năm tất cả cây cối trên mặt đất và dưới biển đã hấp thụ 175 tỉ tấn thán khí lại biến thành 2,7 tấn dưỡng khí.

Cây cối ngăn cản và lọc khí độc trong không khí. Trong rừng thông, rừng bá hương, không khí hầu như vô trùng. Lượng vi trùng gây bệnh trong không khí ở nông thôn hay rừng ít hơn thành phố 10 lần. Chẳng hạn về mùa hè trên đường phố Pa-ri, mỗi phân phối không khí chứa 5.500 vi khuẩn các loại, nhưng các làng mạc ngoại ô chỉ có 550 vi khuẩn trong mỗi phân khốỉ không khí. Điều đó chứng minh rằng cây xanh đã thải ra các chất thanh trùng không khí để tự bảo vệ, mà khoa học gọi là chất phi-tôn-xít.

Leave a comment