Có người đã ghi lại lời nói của ông cha ta rằng: Sự thật đôi khi gây nên những rạn nứt, còn dối trá tuôn luôn tạo nên những đổ vỡ. Suy nghĩ của anh (chị) như thế nào về câu nói trên
Cuộc sống luôn tồn tại nghịch lí tốt và xấu. Con người thường khao khát đi tìm chân lí, tìm ra những điểm tốt song không phải ai cũng tìm ra sự thật, đôi khi sự thật làm con người cảm thấy tuyệt vọng. Dẫu thế người ta luôn muốn sự thật thuộc về mình, còn những điều dối trá mãi không tồn tại. Từ những kinh nghiệm sổng, cha ông ta đã đúc kết ra câu nói: Sự thật đôi khi gây nên những rạn nứt, còn dối trá luôn luôn tạo nên những đó vỡ.
Trước khi hiểu được vế thử nhất của câu nói, chúng ta cần hiểu từ “sự thật” là gì? Sự thật không là cảm giác, mà là ý nghĩ. Sự thật là điều minh nhiên hợp đạo lí mà không ai có thể chối cãi, dù người ta cố ý khước từ hoặc không muốn chấp nhận. Sự thật có tính vĩnh cừu, mãi mãi là sự thật. Từ “rạn nứt” được hiểu là tinh thần con người bị suy sụp. không được nguyên vẹn như trước, vế thứ nhất của câu nói cho chúng ta hiểu rằng: sự thật là điều con người luôn phải tôn trọng, vì nó luôn luôn đúng, giúp con người nhìn nhận đúng đắn bản chất vấn đề ở một người nào đó hoặc một sự vật nào đó. Nhưng đôi khi sự thật cũng làm cho người khác phật ý, gây mất lòng đối phương, tình cảm giữa con người với con người trở nên xa cách và rạn nứt.
Sự thật luôn luôn tồn tại hai mặt: sự thật có thể làm cho con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có niềm tin vào tương lai. Sự thật giúp con người phấn chấn, vượt qua tất cả những khó khăn, giông tổ của cuộc đời để đi đến thành công. Để củng cố niềm tin sự thật mang đến cho con người nhiều mặt tích cực, chúng ta hãy quay trở về nhân vật Thạch Sanh và nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh để thấy được cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.
Cái ác của Lý Thông là cái ác có thực trong xã hội. Nó bắt nguồn từ lòng tham, sự đố kị ghen ghét trước tài năng và công lao, thành tích của người khác. Cái ác của Lý Thông không chỉ là tội ác giết người, mà còn là tội ác cùa sự vong ân bội nghĩa, khiến cả con người lẫn đất trời đều phẫn nộ. Kẻ ác không những bị trừng trị mà còn bị trừng trị thật đích đáng: bị biến thành bọ hung để đời đời kiếp kiếp bị người đời nguyền rủa và khinh bỉ.
Nhân vật Thạch Sanh hiện lên thật đẹp. Với rìu thần, cung tên vàng, đàn thần, với võ nghệ và phép thần thông biến hoá, chàng dũng sĩ đã chém Trăn tinh, giết Đại bàng, trừ diệt cái ác, tai họa cho nhân dân, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại hoà bình. Thạch Sanh đã trải qua bao gian truân thử thách, lấp lánh bao chiến công hiển hách. Anh đã được kết duyên với công chúa, chàng đã thể hiện ước mơ của nhân dân. những ước mơ hồn nhiên, trong sáng và rất đẹp.
Cuộc đâu tranh chống cái ác là một trận chiến gay go, phức tạp và dai dẳng. Tuy vậy, niềm tin và ước mơ về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác của nhân dân vẫn không hề suy giảm. Niềm tin và ước mơ ấy được họ gửi gắm vào trong các truyện cổ tích. Thạch Sanh là một truyện cổ tích tiêu biểu cho chủ đề chống cái ác. Như vậy, sự thật mang ý nghĩa tích cực vừa mang yếu tố khách quan, vừa mang yếu tố chủ quan. Nó giúp con người luôn dũng cảm đối mặt với sự thật, chúng ta có thể vượt qua những sự thật cay đắng để bước tiếp và những điều tốt lành sẽ đến với chúng ta.
Sự thật của một việc hay của một ai đó nếu được nói một cách trắng trợn và trần trụi thì dù có ích cho người nghe đi chăng nữa thì cũng khiến người nghe phải phật lòng. Cũng có một số người nói vì sự ghen tuông mà lời nói sẽ có âm lượng khác, cũng có thể lời nói đó được nói ra từ thiện chí và muốn người nghe tiếp thu và sửa sai. “Sự thật” ở đây khiến cho người nghe cảm thây khó chịu, mơ hồ, không thể phân biệt đúng sai. Nó có thể được ví như là một món đồ xấu và làm tổn thương đến tâm hồn người nghe.
Cũng có khi, chính bản thân người nghe biết rõ nhưng vẫn phật ý khi nghe người khác nói tới điều đó. Đúng như lời cha ông ta đã nhắc nhở qua câu tục ngữ: Sự thật mất lòng. Sự thật có thể làm cho người nói và người nghe từ một người bạn thân thiết trở thành kẻ thù của nhau, những nồi đau về sự thật đó không thể hàn gắn lại được. Như vậy, sự thật đôi khi cũng mang yếu tố tiêu cực, sự thật khiến con người ta không dám tin tưởng vào bất kì ai, dần dần đánh mất niềm vào cuộc sống và đánh mất chính bản thân mình.
Qua vế thứ nhất, câu nói muốn nhắc nhở người đời hãy luôn tin vào sự thật, đùng phủ nhận nó vì sự thật mãi mãi không thể thay đổi được. Dù sự thật có nghiệt ngã đến đâu, chúng ta vẫn phải trân trọng, và đứng trên lập trường của chính mình để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn nhất. Đen vế thứ hai của câu nói, chúng ta lại thấy vế này đối nghịch với vế thứ nhất, nó phản ánh tính cách cũng như bản chất thường thấy trong con người chúng ta. Neu như lưong tâm mách bảo chúng ta làm điều tốt, nhưng vì lợi ích cá nhân hay vì hoàn cảnh bắt buộc chúng ta phải làm trái với lương tâm, phải nói dối đề đạt được mục đích cho bàn thân.
“Nói dối” là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai sự thật về vấn đề nào đó đế người nói dối đạt được mục đích mà họ mong muốn – thường là không chính đáng. Người nói dối luôn tạo môi trường giống như thật, tạo mọi cử chỉ, hành động để đối tượng tin vào những gì họ đang nói. Những người nói dối sẽ luôn luôn tạo nên những “đổ vỡ” – giữa người nói dối và người bị nói dối sẽ tạo ra mối thù hằn sâu sắc, không thể hàn gắn lại được. Mối thù ấy có thể truyền lại từ đời này sang đời khác, hậu quả của nó không bao giờ giải quyết được.
Có hai khía cạnh nói dối: nói dối có ý tốt và nói dối bất thiện. Nói dối có ý tốt nhằm mục đích cứu người, giúp người, tuy nhiên cũng tùy hoàn cảnh mà có nên nói hay không. Người nói dối sẽ trở nên đáng thương vì những lời nói dối tưởng chừng như an ủi được đối phương. Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ: Vũ Nương đã làm tròn bổn phận của một phụ nữ, người vợ. người mẹ, người con, ở cương vị nào nàng cũng làm rất hoàn hảo. Nàng đúng là người phụ nữ lí tưởng của gia đình. Nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng. Câu chuyện của bé Đản, Vũ Nương vì thương con, và để con cảm nhận được tình yêu của cha dành cho con, Vũ Nương đã lấy cái bóng của mình đế chi cho con trai đây là cha nó. Đứa con trai mới lên ba tuôi hồn nhiên, vô tư đó đã phủ nhận Trương Sinh khi anh đi đánh giặc trở về đã làm cho Trương Sinh nghi ngờ. Với bản tính hay ghen cộng thêm tính gia trưởng, thất học, Trương Sinh đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn. Giấu biệt lời con nói, Trương Sinh đã mắng nhiếc nàng và đánh đuôi đi mặc cho Vũ Nương hêt sức phân trân, mặc cho hàng xóm can ngăn cũng chẳng ăn thua gì. Nàng đau khổ đến xé lòng. Bi kịch dâng tràn đến đỉnh điểm, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của chính mình!
Qua câu chuyện đó giúp chúng ta rút ra bài học, trước khi quyết định nói dối một điêu gì đó phải nghĩ đến hậu quả của nó. Bản thân chúng ta phải hạn chế đến mức thấp nhất vì nói như thế sẽ trở thành thói quen, dần dần sẽ chuyển từ ý nghĩ nói thiện sang nói bất thiện.
Bên cạnh đó. chúng ta còn thấy những lời nói dối cố tình của người nói nhằm đánh lạc hướng người nghe, để người nghe gây thù hằn với người khác và đem lại lợi ích cho người nói. Nói dối bất thiện là lừa lọc, qua mặt người khác nhằm che đậy lỗi lầm của mình – đây là hành vi cần tránh. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng quy cho cùng thì lời nói dổi xuất phát từ việc sợ người khác biết lỗi lầm của mình, chẳng hạn: người nổi tiếng nói dối là vì sợ ảnh hưởng đên tiếng tăm, doanh nghiệp nói dối là vì sợ mất uy tín trên thương trường, trẻ con nói dối là vì sợ bị la mắng… Hay như nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao: Đê đạt được mục đích của mình, Bá Kiến đã nhanh chóng tìm ra kế sách thích hợp nhất để đố phó với Chí phèo. Bá Kiến bắt đầu giở giọng đường mật, gọi đầy tớ cũ của mình – nay đã bị biến thành con vật gớm ghiếc – bằng “anh”, vồn vã mời Chí vào nhà uống nước. Chưa đủ, cụ tiên chỉ làng Vũ Đại đã dùng nhũng lời nói và hành động dổi trá như nhận họ hàng với Chí, rồi giết gà, mua rượu cho hắn uống, rồi còn đãi thêm đồng bạc để về uống nước. Cách cư xử, chứng tỏ cụ bá lõi đời đã đi guốc vào bụng dạ Chí Phèo lúc này: vừa ưa phình nịnh, vừa hám cái lợi trước mắt. Rốt cuộc, Bá Kiến chuyển bại thành thắng, đạt được cả hai mục đích: vừa tạm dập tắt ngọn lửa hờn căm trong con người Chí, vừa chuẩn bị biến Chí thành tay sai lợi hại. Như vậy, chỉ cần mấy lời nói nham hiểm cùa Bá Kiến đã biến Chí trở thành tay sai đắc lực nhất.
Qua câu nói trên, chúng ta có thể thấy cuộc sống xã hội luôn biến động phức tạp. Sự thật và dối trá luôn luôn tồn tại song hành trong cùng một con người. Vì thế, con người cần phải tỉnh táo phân biệt được đúng – sai, xấu – tốt để con người làm chủ được bản thân và sống đúng với lương tâm của mình. Nhưng con người trong cuộc sống ngày nay thường ít quan tâm và để ý đến nhau để có những lời nói thật. Vì thế, lời nói thật trở nên có giá trị, và tìm được một người luôn nói thật về ta cho ta nghe là một điều quả thật khó khăn. Tuy việc đi tìm sự thật đôi khi cũng tạo cho con người những rạn nứt về mặt tình cảm nhưng khi tìm ra được chân lí sự thật con người cũng sẽ cảm thấy có niềm tin vào cuộc sống. Hãy đi tìm sự thật, đừng tìm những lời dối trá để vụ lợi cho bản thân và sẽ lãnh chịu nhiều hậu quả.