Có người đã từng nhận xét: Qua mỗi trang thơ văn ta được chiêm ngưỡng mỗi trang đời, ta thấy được những thanh âm của cuộc sống. Và xét đến cùng thì tác phẩm văn học luôn có tính nhân đạo hóa con người. Anh (chị) thấy có đúng như vậy không
Có người đã từng nhận xét: Qua mỗi trang thơ văn ta được chiêm ngưỡng mỗi trang đời, ta thấy được những thanh âm của cuộc sống. Và xét đến cùng thì tác phẩm văn học luôn có tính nhân đạo hóa con người. Anh (chị) thấy có đúng như vậy không?
BÀI LÀM THAM KHẢO
Văn học là trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thân thiết với đời sống tinh thần của con người ngay từ thuở xa xưa. Dù dưới hình thức nào thì nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua thế giới chu quan của nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự giãi bày những tình cảm, những khát vọng sâu xa của nhà văn trước cuộc đời, trước những vấn đề có ý nghĩa thân thiết đối với con người.
Dù văn học viết về những sự cố lớn lao, bão táp cách mạng, chiến tranh, hay chỉ diễn tả một tiếng chuông chùa, một bờ tre, ruộng lúa…, bao giờ ta cũng tìm thấy hình bóng, tâm sự của con người gửi gắm ở bên trong. Con người với tất cả niềm vui, nỗi buồn, tâm tư khát vọng, thành đạt hay khổ đau luôn luôn là đối tượng trung tâm của văn học, là mối quan tâm hàng đâu của nghệ sĩ chân chính. Tình yêu thương đối với con người là nguồn động lực căn bản nhất thúc đẩy ngòi bút của mọi nhà văn chân chính.
Nhà văn Nga L.Tolxtoi đã từng viết: Một tác phâm nghệ thuật lù kết quà cùa tình yêu. Còn với Goethe thì nói: Những điều đầu tiễn mù thiên nhiên cần là tình yêu nồng nàn đối với cuộc sống. Nữ văn sĩ Pháp Elsa-Trisolet thì diễn tả tình yêu ấy bằng hình ảnh thật cụ thể: Nhà văn là người cho máu. Đó là một tình yêu bao gồm cả sự hi sinh to lớn. Tác phẩm chân chính đúng là sản phâm của trí tuệ, trái tim, mồ hôi và cả nước măt của người nghệ sĩ, là kêt quả của quá trình nếm trải, nung nấu, cảm xúc dào dạt – cái mà người ta gọi là cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật.
Không ai làm thơ làm văn trong trạng thái khô cằn, chai sạn xúc cảm. Cảm hứng ấy có thê băt đầu từ niềm vui sướng, tự hào hay tin tưởng, phẩn khởi, nhưng với nghệ sĩ chân chính thì chang bao giờ có niềm vui hời hợt. giản đơn. Bởi vì cuộc sống con người, trong tính hiện thực cùa nó, niềm vui luôn luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn tại bên cạnh bóng tối, cái xấu luôn luôn xen lẫn bên cạnh cái tốt, hạnh phúc thường đi liền với khổ đau, bất hạnh… Và những khổ đau của con người xưa nay vốn là nồi nhức nhối, bức xúc nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút.
Chính nhà văn Xô viết (Nga) V. Raxpuchin đã diễn đạt tình cảm ấy một cách giàn dị chân thành: Nếu tôi viết, ẩy là vì tôi củm thây đau ở đâu đây trong người. Với V. Huy-go thì bê khô của nhân loại là hầm mỏ khai thác không vơi cạn của đời ông. Truyện Kiều là tiếng khóc đứt ruột; Tắt đèn là tiêng nói tố cáo xã hội thực dân phong kiên… Những tác phâm chân chính, bât tử với thời gian thường là những tác phẩm diễn tả những xung đột có khi đầy bi kịch giữa cái thật và cái giả, giữa cái thiện và cái ác, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, đáng ghê tởm… Tuy nhiên thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cải tốt đẹp, cái thủy chung. Đó chính là khả năng nhân đạo mà văn học chân chính có thể mang lại cho con người.
Sở dĩ nói văn học chân chính chứ không phải văn học nói chung vì trong sự tôn tại của văn học nhân loại quả là có những tác phẩm vì con người, nâng cao phẩm giá con người nhưng cũng có thứ văn chương làm hạ thấp phẩm giá con người. Có những tác phẩm là kết quả của thao thức khổ đau, hi sinh, trăn trở. Nhưng cũng không thiếu thứ văn chương làm thuê, làm công cụ, bồi bút tô son trát phấn cho giai cấp thống trị trong những xã hội đã suy tàn, mục ruỗng… Có thứ văn chương bất tử, sống mãi với muôn đời, có thứ văn chương rẻ tiền sẽ bị quên lãng với thời gian.
Chủ nghĩa nhân đạo, lòng yêu thương tôn trọng con người là thước đo căn bản nhất để đánh giá mọi giá trị văn học chân chính. Những người khốn khổ của V. Huy-go, Song lại của L. Tôlxtoi, Truyện Kiều của Nguyễn Du… là những tác phẩm trong đó tác giả còn bộc lộ nhiều quan điểm sai lầm về tư tưởng và những giải pháp cải tạo xã hội, nhiều nhân vật cũng đã trải qua bao nhiêu vấp ngã, giằng xé, lầm lẫn… nhưng đó lại là những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ sống mãi với thời gian; bởi sức mạnh cảm hóa sâu xa, bởi lòng yêu thương con người mênh mông, sâu thẳm; bởi thái độ căm ghét, phẫn uất trước những thế lực xấu xa, tàn ác đã giầy xéo, chà đạp lên con người. Đó chính là lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn có khả năng nhân đạo hóa con người, làm cho con người tin hơn ở những điều thiện, ở khả năng vươn tới cái cao cả, cao thượng, kể cả những con người đã trải qua và chịu đựng những điều ác khủng khiếp do xã hội và có khi do chính mình gây ra. Mặt khác, nói tới quá trình nhân đạo hóa của văn học không phải chỉ là khả năng gợi lòng trắc ẩn, động tâm, thương cảm đối với những cảnh ngộ bất hạnh đói nghèo diễn ra trong xã hội. dù điều đó cũng là một phương tiện đáng quý. Khả năng nhân đạo hóa còn bộc lộ ở sự tự ý thức về bản thân, tự nhận diện bản thân trước những điều xấu, tốt, thiện, ác… mà tác phẩm gợi lên. Người ta đã nói đến sự thanh lọc tâm hồn của văn học, hay hình thức sám hối của bản thân trước lương tâm của quá trình tiếp nhận tác phẩm là như thế.
Đọc Nam Cao không phải chỉ là để cảm thông với Điền, với Thứ, với Hộ… với một cuộc sống bị cơm áo ghi sát đất, nó đang có nguy cơ giết chết những ước mơ và những tình cảm nhân ái, cao thượng. Những tác phẩm của Nam Cao còn như một tấm gương soi để độc giả hôm nay tự nhận diện chính mình, không ngừng vượt lên hoàn cảnh bản thân để sống một cách xứng đáng hơn, tốt đẹp hơn. Nếu trong tác phẩm Đời thừa, nhân vật Hộ là một trí thức hoàn toàn tốt thì tác phẩm có thể không làm ta xúc động đến thế. Sự giằng xé giữa nhân cách cao thượng, hành vi đẹp đẽ, hoài bão to lớn, tấm lòng vị tha của một chàng trai trẻ vốn say mê lí tưởng với những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí, với sự cầu thúc của đời sống tầm thường hàng ngày, cả những cẩu thả, bất lương trong nghề cầm bút và những hành vi khốn nạn, tàn nhẫn của hắn đối với Từ – người vợ rất đỗi đáng thương của y và những giằng xé nội tâm không nguôi trong lòng Hộ, lại làm người đọc xót xa thương cảm đến tận đáy lòng. Chính điều đó đã làm nên giá trị nhân văn rất lớn của tác phẩm. Chính bản thân tác phẩm Đời thừa đã tạo được giá trị đích thực mà tác giả của nó hàng mong mỏi. Nó chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho con người gần người hơn.
Những giá trị nhân văn to lớn như thế lại được hình thành từ những mẩu chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh nhưng đã được viết bàng một ngòi bút chân thực, tài hoa và nhất là bằng một cuộc sống cũng đây mâu thuẫn, đau xót. trăn trở của chính nhà văn Nam Cao. Ở đây có vấn đề viết cái gì và viết như thế nào. Không nên đồng nhất nội dung phản ánh và sự phản ánh. Nói cho rõ hơn, ở đây tình cảm, lương tri, thái độ trân trọng đổi với giá trị tinh thần cùa con người đã rọi sáng vào từng cảnh ngộ trong câu văn, làm dấy lên ở người đọc một mối liên tường đồng cảm, đau xót. Đó mới là những yếu tố tạo nên sức thuyết phục sâu xa đối với người đọc. Đọc Đời thừa ta có cảm giác như nhà văn đã rọi vào chỗ sâu kín nhất của tâm tư. Quá trình nhân đạo hóa sẽ hình thành từ sự đồng cảm ấy.
Ở Lão Hạc cũng vậy. Tác phẩm gợi lên lòng thương cảm nơi người đọc từ cái chết thê thảm của lão vì lòng thương con và vì tình trạng khốn quẫn của lão. Nhưng giá trị nhân đạo của tác phẩm chủ yếu lại không chỉ nằm ở đấy. Tác phẩm gợi lên những tình cảm vị tha, cao thượng đầy tự trọng của một lão già nông dân chất phác, hiền lành: biết đâu lão tự tử còn vì lòng tự trọng bị tổn thương, bị lương tâm cắn rứt vì nỡ lừa dối một con chó! (trong khi còn biết bao con người mang mặt người nhưng lòng lang dạ thú – người với người là chó sói). Phát hiện ở chỗ sâu xa nhất những nét đẹp lương tri con người, tác phẩm đóng vai trò tích cực trong việc làm cho con người trở nên tốt đẹp, nhân ái hơn.
Đó là chưa kể đến những câu văn chan chứa một lòng vị tha độ lượng, một thái độ làm hòa với người khác và với chính mình, những tình cảm nhân văn, nhân đạo là bài học về cách sống, cách xử thế, cách nhìn nhận và đánh giá con người làm cho lòng ta trở nên thanh thản hơn, cao thượng hơn. Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cổ tìm mà hiêu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bĩ ổi… toàn là những cớ đê cho ta tàn nhân; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khô quá thì người ta chăng còn nghĩ gi đến ai được nữa. Cái bàn tỉnh tốt cùa người ta bị nỗi lo lẳng, buồn đau, ích kỉ che lấp mát. Tôi biết vậy, nên tôi chi buồn chứ không nỡ giận (Lão Hạc – Nam Cao). Chao ôi, nếu ai cũng nghĩ được như thể thì quan hệ giữa con người với con người sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu! Những câu văn xót xa mà đẹp đẽ như thế đã vượt ra khỏi khuôn khổ của tác phẩm, nó nói về cái tình người muôn thuở cần có, nó có khả năng nhân đạo hóa con người, làm cho con người trở nên cao thượng và nhân ái hơn. Ở đây nói nhân đạo hóa để nhấn mạnh sức cảm hóa mạnh mẽ của nghệ thuật. Con người là sản phẩm của tạo hóa, nó vốn đẹp đẽ nhân chi sơ, tính bản thiện. Nhưng xã hội có thể làm tha hóa con người thì văn chương chân chính lại có khả năng tác động ngược lại. Tình thương, lòng nhân đạo sẽ cảm hóa, thức tỉnh lương tri vốn luôn ẩn chứa trong chiều sâu nội tâm con người, có khả năng nhân đạo hóa con người. Nói khả năng vì không nhât thiêt bao giờ cũng có thể đạt được như vậy. Nó còn tuỳ thuộc vào sự tiếp nhận riêng biệt của chủ thể cảm thụ. Nhưng một nhà văn chân chính bao giờ cũng nung nấu, khát vọng tác phẩm của mình sẽ đem lại một giá trị tinh thần nào đấy, nham cứu vãn con người.
Ngay cả Truyện Kiều, dù Nguyễn Du có viết: Lời quê chắp nhặt dóng dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh, thì ta cũng hiểu đó chỉ là một cách nói khiêm nhường. Khi trút lên ngòi bút bao nỗi đớn đau về cuộc đời, đương nhiên nhà văn khao khát những tấm lòng tri ân, những giọt nước mắt đồng cảm:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khắp Tố Như.
Mấy thế kỉ trôi qua, Truyện Kiều và những tác phẩm đầy nhân đạo cùa Nguyễn Du mãi mãi là người bạn tâm tình, là nguồn sức mạnh của biết bao thế hệ độc giả, kể cả những độc giả trẻ tuồi hiện nay:
Dẫu súng đạn nặng lòng ra hỏa tuyến
Đi đường dài em giữ Truyện Kiều theo.
(Gửi Kiều cho em năm đi đánh Mĩ- Chế Lan Viên)
Không thể nào có thể nói hết khả năng nhân đạo hóa của văn học đối với con người. Nhung quả thật, đọc một tác phẩm văn học chân chính, ta có cảm giác thật hạnh phúc và sung sướng như đang được đối diện, tâm tình trò truyện với một người bạn thông minh, nhân ái, từng trải, như đang được chia sẻ nỗi buồn, niềm vui, tâm tư. ước vọng; như đang được đón nhận ý chí, niềm tin, nghị lực trong cuộc hành trình đầy thử thách của cuộc sống.
Biết bao nhiêu tác phẩm văn chương đã trờ thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ. Nói như M. Goor-ki: Sách vờ đã chỉ cho tôi cho đứng của mình trong đời sống, nói cho tôi biết rằng con người thật là vĩ đại và đẹp đẽ, rằng con người luôn luôn hướng về cái tot đẹp hơn, rằng con người đã làm nên nhiều thứ trên trái đất và vì thế mà họ đã chịu biết bao đau khổ. Và cũng chính M.Goor-ki đã tuyên ngôn: Con người – cái tên mới đẹp làm sao, mới vinh quang làm sao! Con người phải tôn trọng con người. Con người sở dĩ đáng kiêu hãnh, trở thành con người vì không phải chì biết sống theo bản năng, mà còn có một đời sống tinh thần phong phú. Trong đời sổng tinh thần của con người, văn học đóng một vai trò quan trọng, tất nhiên văn học nói ở đầy phải là văn học chân chính. Văn học đã mở rộng tầm mắt cho con người, giúp cho con người một cách sống tốt đẹp để tự hoàn thiện nhân cách của mình, có thêm sức mạnh để tham gia vào cuộc chiến đấu cho cái thiện toàn thắng trên cõi đời này. Văn học chân chính giáo dục con người bàng cái thật và cái đẹp, sâu sắc hơn nữa vãn học chân chính có khá năng nhân đạo hóa con người.
Hiểu biết con người, hiểu chính mình, cảm thông chia sẻ với nỗi khổ đau của nhau trong đời sống, đón nhận ý chí, niềm tin, nghị lực trong cuộc hành trình gian nan. biết căm ghét cái giả dối, ti tiện, tàn ác, biết hướng tới cái chân – thiện – mĩ; biết sống một cách chân thật, nhân ái, cao thượng, đó là những dấu hiệu của quá trình nhân đạo hóa mà văn học chân chính đã và mãi mãi sẽ đem lại cho con người, vì hạnh phúc của con người.
Văn học nâng cao nhận thức của con người, đó là chức năng hàng đầu của văn học. Có thể nói sự ngu dốt là thành lũy kiên cố của cái ác. Văn học chân chính góp phần tấn công vào thành lũy đó. Văn học mở rộng tâm trí của con người bàng sự phản ánh chân thực cuộc sống muôn màu muôn vè của tự nhiên và xã hội. Đọc tác phẩm văn học, con người có thể hiểu được quá khứ, hiện tại và tương lai. Những tác phẩm như Bình Ngó đại cáo của Nguyễn Trãi, giúp chúng ta hiêu biết quá khứ đau thương và hào hùng của dân tộc. Những tác phẩm khoa học viễn tưởng giúp chúng ta mường tượng được xã hội loài người trong tương lai. Ngay cả những dự báo trong các tác phẩm văn học hiện đại cũng giúp con người mở mang tâm trí rất nhiều. Những dự báo về sự diễn biến tư tưởng trong cuộc sống hòa bình của Tố Hữu trong bài thơ Việt Bắc không đáng kinh ngạc lắm sao?:
Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng
Phổ đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng.
Khi nhà văn G. Macket (Nobel 1983) nói lớn lên: Sự vong ăn của con người là vô bờ bến đã làm thức tỉnh cả nhân loại. Trong hiện thực muôn màu muôn vẻ của văn học, chủng ta thấy có hai hướng chính: các nhà văn hướng đến nhũng nhân cách cao thượng và hướng đến những thân phận bé nhỏ, những tấn bi kịch cùa con người. Hướng thứ nhất có thể coi là giấc mơ của nhân loại, những Prômêtê, những Đôn Kisốt, những Giăng-Van-Giăng, những anh hùng Lương Sơn Bạc, những Thánh Gióng, Từ Hải… hướng con người đến những tình cảm cao thượng. Những ước vọng đẹp đẽ khi cái ác hoành hành, nhân loại cần một lưỡi gươm vung lên (một lưỡi dao phay cũng được) dù đấy chỉ là một giấc mơ. Hướng thứ hai như là một liều thuốc chống bệnh vô cảm – một căn bệnh nan y của nhân loại hiện đại. Những Thúy Kiều, những vợ chàng Trương, những Tám Bính, những chị Dậu… đã làm xúc động trái tim của con người.
Khi một con người không còn thấy rung động trước những thân phận bé nhỏ (như trong truyện ngắn của Thạch Lam) thì ta có thể nói tâm hồn của con người đó đã chết. Cũng hướng này, nhưng sâu hơn nữa, các nhà văn còn rọi ánh sáng vào tâm hồn của những con người bé nhỏ đã bị tha hóa để thấy rằng họ cũng còn một chút lương tri. Nếu một xã hội bằng phang có thể cứu vớt những linh hồn tội lồi đó. Một A.Q, một Chí Phèo, một Binh Chức, một Năm Thọ có sức cảnh giới con người, kêu gọi xã hội không nên xô đẩy con người vào đường tội lỗi.
Sức mạnh của văn học chân chính còn góp phần tố cáo những thế lực đen tối, tàn bạo trong xã hội, chà đạp lên cuộc sống của con người. Bằng những hình tượng, văn học đã tiếp sức cho con người thêm sức mạnh để chống lại điều ác, để xóa bỏ những xã hội đen tối tàn bạo. Cái chết bi thảm của cặp tình nhân Rômêô và Giuliet đã làm dịu đi tất cả những xung đột dòng họ trên đời này. Bi kịch có sức thanh lọc tình cảm của con người là thế. Nguyễn Du đã vẽ lên hàng loạt những chân dung gớm ghiếc như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến… khiến cho con người ghê tởm với cái xấu, cái ác, với cường quyền. Hàng loạt những nhân vật trong văn học hiện thực 1930 – 1945 như Nghị Quế, Nghị Lại, Nghị Hách, Bá Kiến, Xuân Tóc Đỏ… khiến cho người đọc thấy xã hội thực dân phong kiến đen tối, xấu xa. tàn bạo, không còn cơ sờ để đứng vững. Văn học chân chính còn ca ngợi những hành động đấu tranh để thay đổi hoàn cảnh làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn đối với con người. Lục Vân Tiên, một anh học trò bẻ cây làm gậy tả đột hữu xung đánh tan bọn cướp cứu người lương thiện là một biểu dương sức mạnh chính nghĩa. Chị Dậu nổi giận đánh bọn cai lệ là một hành vi của bản lĩnh, của nhân cách rất cần thiết trong cuộc sống. Bà má Hậu Giang chửi vào mặt lũ thực dân và bọn tay sai là hành động anh hùng để bảo vệ lí tường cao đẹp. Cao hơn nữa là những hành động đầy ý thức có tổ chức và đấu tranh thắng lợi, cải tạo được hoàn cảnh, như trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi.
Văn học chân chính có khả năng góp phần hoàn thiện đạo đức, nhân cách của con người, làm cho con người sống tốt đẹp hơn. Văn học giúp con người nhận thức xã hội và thế giới tự nhiên, nhưng chủ yếu là tự nhận thức, là giúp cho con người tự cải tạo và hoàn thiện bản thân mình. Văn học định hướng và chuẩn bị cho cá nhân những điều kiện để làm cuộc hành trình tinh thần hoàn thiện nhân cách bên trong của mình. Đôi mắt của Nam Cao trang bị cho chúng ta một cách nhìn đời sáng suốt. Con cá chột nửa của Tố Hữu cảnh giới cho chúng ta chủ nghĩa cá nhân rất nguy hiểm. Chữ người tử tù biểu dương một nhân cách cao đẹp trong sự hài hòa giữa cái đẹp và cái dũng. Thơ trữ tình tác động mãnh liệt vào tâm trí của người đọc. Những hình tượng thơ có giá trị nghệ thuật cao truyền cho người đọc một tình yêu mãnh liệt đối với cái đẹp, cái cao cả, đồng thời cũng kích thích con người thái độ căm ghét cái xấu, cái tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. Thế mới biết thơ có tác dụng giáo dục lớn lao đối với con người.
Khổng Tử đã từng nhận xét về Kinh Thừ. Thi khả dĩ hứng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ nộ… Lời nhận xét của Khổng Tử đối với Kinh Thi của Trung Quốc có thể hiểu rộng đó là nhận xét chung đối với văn học chân chính. Hiểu theo Khổng Tử, văn học chân chính có thể mang lại cảm hứng cho con người, văn học chân chính có khả năng mở rộng tầm mắt của con người, văn học chân chính có khả năng đoàn kết con người (tất nhiên là đê chiên đâu cho cái thiện toàn thắng). Văn học chân chính còn có khả năng gây cho con người lòng căm phẫn đối với cái xấu, cái ác, cái tàn bạo… Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người là vì thế.