Dàn ý Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du hay nhất

0

Đề bài: Dàn ý Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du.

Dàn ý mẫu

Vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận của Tiểu Thanh?

Nguyễn Du đồng cảm với Tiểu Thanh vì cho rằng mình cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh: cùng là những nghệ sĩ tài hoa mà bất hạnh. Cũng như Chu Mạnh Trinh sau này khóc Kiều “Ta cũng nòi tình, thương người bạc mệnh”.

“Nỗi hơn kim cổ” có nghĩa là gì? Vì sao tác giả lại cho là “khó có thể hỏi trời”?

“Nỗi hờn kim cổ” dịch nghĩa của “cổ kim hận sự” (nỗi hận xưa nay), ý nói sự nghiệt ngã của tạo hóa, luôn đối xử bất công với nghệ sĩ tài hoa. Dưới thời phong kiến, các nghệ sĩ tài hoa thường khó tránh khỏi bất hạnh.

Tác giả cho là “khó có thể hỏi trời” (thiên nan vân), vì theo tác giả, đây là “nỗi khổ của muôn đời”, con người khó mà làm thay đổi được. Tư tưởng này thể hiện: sự bất lực của người xưa trước những bất công trong xã hội.

Thương cảm và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh, điều đó nói lên điều gì tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du?

Thương cảm và đồng cảm với Tiểu Thanh, một người con gái có tài văn chương nhưng đoản mệnh, sống từ thời nhà Minh ở Trung Quốc, điều đó chứng tỏ tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua mọi ranh giới không gian và thời gian – một cảm xúc nhân đạo bao la và sâu sắc.

Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề của toàn bài?

– Vai trò của 2 câu đầu (đề): mở ra toàn bộ khung cảnh, hoàn cảnh, nhân vật, sự việc, cảm xúc…

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

(Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)

– Vai trò của hai câu 3, 4 (thực): phát triển hình tượng cảm xúc, nêu lên nỗi khổ của một người.

Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Văn chương vô mệnh lụy phần dư

(Son phấn có thần chôn vẫn hận

Văn chương không mệnh dốt còn vương)

– Vai trò của câu 5, 6 (luận): chuyển cảm xúc, mở rộng ý, và nâng cao tầm tư tưởng, nói đến nỗi khổ của muôn đời.

Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kì oan ngã tự cư

(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang)

– Vai trò của câu 7, 8 (kết): nêu cảm xúc và kết thúc bài thơ, mở ra hướng duy ngẫm và dư vị trong lòng người đọc.

Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

(Không biết ba trăm năm lẻ nữa

Thiên hạ ai người khóc Tố Như?

Leave a comment