Dàn ý sơ lược của tác phẩm “bản tuyên ngôn độc lập”

0

Là một trong những tác phẩm danh tiếng để lại tới đời sau, “ bản tuyên ngôn độc lập” đã sớm đi vào lòng của hàng triệu người dân Việt, đây không chỉ là tác phẩm mang ý nghĩa lịch sử trọng đại mà còn là  tác phẩm có giá trị văn học cực cao

1. Hoàn cảnh sáng tác.

– Thế giới.

+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc: Hồng quân Liên Xô tấn công sào huyệt của Phát Xít Đức.

+ Nhật đầu hàng đồng minh.

-Trong nước:

+ Cách mạng Tháng Tám thành công, cả nước giành chính quyền thắng lợi.

+ Ngày 26/ 8/ 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội.

+ Ngày 26/ 8/ 1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội.

+ Ngày 28/ 8/ 1945 : Bác soạn thảo “Tuyên ngôn độc lập”

+ Ngày 2/ 9/ 1945: Bác đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

2. Tìm hiểu văn bản.

a- Phần mở đầu: (cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn)

+ Nội dung: Mọi người, mọi dân tộc trên thế giới đều bình đẳng, có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do.

+ Cách thức thể hiện nội dung.

– Trích dẫn “Tuyên ngôn độc lập của Mỹ” năm 1776 và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp” năm 1791, làm cơ sở pháp lí.

– Tiếp theo đó là phép suy luận tương đồng “Suy rộng ra”… Từ quyền bình đẳng tự do, mưu cầu hạnh phúc của con người, Bác suy rộng, nâng lên thành quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới. Đó là những suy luận hợp lý, sáng tạo.

– Khép lại phần mở đầu là câu văn khẳng định : “Đó là những lẽ phải không ai chối cải được”.

+ Hiệu quả.

– Cách viết ngắn gọn, súc tích, khôn khéo, thông minh, sáng tạo và đầy sức thuyết phục.

3. Tổng kết tác phẩm

* Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.

+ Đối tượng :

     – Nhân dân Việt Nam

     – Nhân dân thế giới

      – Các thế lực thù địch và cơ hội quốc tế.

+ Mục đích:

    – Tuyên bố nền độc lập của dân tộc.

    – Cương quyết bác bỏ những luậnđiệu xảo trá và âm mưu xâm  lược trở lại của các thế lực thù địch.

– Thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

+ Nội dung :

     – Quyền lợi hiển nhiên của mọi  người, mọi dân tộc trên thế giới: Quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do.

– Tố cáo tội ác của kẻ thù và quátrình nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền.

– Lời tuyên ngôn độc lập và quyết tâm giữ vững nền độc lập của dân tộc Việt Nam.

+ Hình thức:

     – Kết cấu chặt chẽ.

    – Hệ thống luận điểm lô gic, sắc sảo.

    – Lập luận khéo léo, cương quyết sức thuyết phục.

    – Giọng văn linh hoạt, hùng hồn,  đanh thép.

     – Ngôn ngữ chuẩn mực, chính xác,  giàu sức biểu cảm.

     – Phép tu từ được sử dụng tinh tế, hợp lý, chân thực, xúc động.

      Tuyên ngôn độc lập không chỉ làmột văn kiện chính trị lớn, tổng kết cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam mà còn là áng văn chính luận mẫu mực được viết ra từ niềm xúc động lớn lao của Hồ Chí Minh.

Leave a comment