Dàn ý So sánh bát cháo hành trong Chí Phèo và bát cháo cám trong Vợ nhặt

0

Đề bài: So sánh bát cháo hành trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và bát cháo cám trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

– Vài nét về tác giả Nam Cao và Kim Lân

– Vài nét về hai truyện ngắn Chí Phèo và Vợ nhặt

– Trong mỗi tác phẩm văn học, chi tiết nghệ thuật tuy nhỏ nhưng có những chi tiết lại mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm. “Bát cháo hành” trong Chí Phèo và “bát cháo cám” trong Vợ nhặt là hai trong những chi tiết nghệ thuật như thế!

II. Thân bài

1. Cảm nhận về chi tiết bát cháo hành

a. Sự xuất hiện

– Chi tiết xuất hiện trong phần giữa truyện

– Sau cuộc gặp gỡ về thể xác giữa Chí Phèo và thị Nở, Chí Phèo bị cảm ⇒ Thị Nở nấu cháo sang mang sang cho Chí Phèo

b. Bát cháo hành trong sự cảm nhận của Chí Phèo

– Bát cháo hành khiến Chí Phèo rất “ngạc nhiên” và thấy “mắt như ươn ướt:

– Cảm nhận: “Cháo mới thơm làm sao!”

– Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm

– Hắn nhận ra cháo hành rất ngon

⇒ Bát cháo hành giản dị trong cảm nhận của Chí Phèo là thứ rất ngon, đó là chi tiết khiến hắn lần đầu tiên và cũng là duy nhất cảm thấy được quan tâm

c. Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành

– Về nội dung:

+ Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí phèo

+ Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng, khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người

– Về nghệ thuật:

+ Khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật Chí Phèo

+ Tác giả gửi gắm niềm tin vào sức mạnh cảm hóa con người bằng tình người

2. Cảm nhận về chi tiết bát cháo cám

a. Sự xuất hiện

– Vị trí: Cuối truyện

– Hoàn cảnh: Trong bữa cơm đầu tiên của Thị khi về nhà chồng

b. Bát cháo cám trong sự cảm nhận của các nhân vật

– Bà Cụ Tứ: Điềm nhiên gọi nồi cháo cám “Chè đây.”, “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”, tươi cười đon đả “Cám đấy mày ạ…Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem”…

– Người con dâu: Ban đầu, hai mắt tối lại rồi điềm nhiên “và vào miệng”

– Tràng: “mắt hắn chun lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ ở trong cổ”

⇒ Nỗi tủi hờn len vào trong tâm trí mọi người

c. Ý nghĩa chi tiết bát cháo cám

– Về nội dung:

+ Khắc họa sâu thêm tình cảnh đói kém của con người trong nạn đói năm 45

+ Tính cách các nhân vật được bộc lộ rõ nét

+ Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người , niềm tin và hy vọng

– Về nghệ thuật: Thể hiện tài năng của tác giả trong việc lụa chọn chi tiết

3. So sánh sự tương đồng và khác biệt

a. Giống nhau

– Cả 2 hình ảnh đều là biểu tượng của tình người ấm áp.

– Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội

+ Bát cháo hành: bi kịch bị tha hoá + bị cự tuyệt quyền làm người

+ Bát cháo cám: thể hiện rõ hiện thực tàn khốc của nạn đói

– Đêù thể hiện cái nhìn hiện thực và nhân đạo của 2 nhà văn.

b. Khác nhau

+ Bát cháo hành: cái nhìn bế tắc của Nam Cao đối với số phận người nông dân ⇒ cảm quan hiện thực của 1 nhà văn trước cách mạng.

+ Bát cháo cám: niềm tin vào khả năng cách mạng của người dân của Kim ⇒ cảm quan nhà văn sau cách mạng

c. Nguyên nhân sự giống và khác nhau đó

– Giống: Đề tài khai thác giống nhau (đề tài người nông dân, nông thôn)

– Khác: Cái nhìn hiện thực của mỗi nhà văn

III. Kết bài

– Khẳng định lại vai trò của hai chi tiết bát cháo hành trong việc việc thể hiện chủ để, tư tưởng truyện

– Liên hệ cảm nhận của bản thân về chi tiết đặc sắc này

Leave a comment