Dàn ý thuyết minh về cái kéo

0

Bố cục một bài văn thuyết minh về cái kéo ai chả biết gồm có 3 phần không biết mới lạ
1/ Mở bài: Giới thiệu chung về cái kéo hoặc tình huống để đối tượng xuất hiện
2/ Thân bài: Định nghĩa về cái kéo là một dụng cụ như thế nào
– Sơ lược về nguồn gốc của cái kéo (có thể đưa ra một số câu danh ngôn liên quan đến kéo)
– Liệt kê số lượng, đặc điểm, cấu tạo (càng chi tiết càng tốt)
– Họ nhà kéo đông đúc và có nhiều loại ra sao. Mỗi loại có công dụng và cấu tạo như thế nào? (vd kéo cắt vải, nên ta mới có quần áo thẳng thớm, tơm tất; còn có kéo dùng trong y tế, chỉ cần thiếu chúng thì bạn sẽ khó lòng mà hoàn tất được ca mổ trong gang tất và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh..v…v)
3/ Kết bài: Cảm nghĩ của bạn về cái kéo trong cuộc sống hiện tại
Tác dụng: Cắt những vật liệu nhỏ, mảnh, đòi hỏi 1 lực không lớn để cắt, ví dụ như giấy, vải dây nhựa mỏng, miếng kim loại mỏng. Thường được dùng trong nhà bếp, làm vườn, thủ công, ngoài ra có thể dùng trong một số lĩnh vực đặc biệt khác.

I. Mở bài
– Trong đời sống thường ngày của con người, có nhiều đồ vật giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.
– Một trong số những vật dụng đó là cái kéo.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ
– Kéo là dụng cụ cầm tay để cắt đồ vật.
– Cây kéo có lịch sử xuất hiện từ khá lâu đời. Tiền thân của cây kéo hiện đại đã được tìm thấy ở đồng bằng sông Nile, Ai Cập với niên đại hơn 3500 năm.
– Sau đó, nó tiếp tục được các nền văn hóa cải tiến, biến đổi. Nhưng bước nhảy vọt quan trọng nhất của lịch sử cây kéo chính là vào khoảng thế kỉ 18, Robert Hinchliffe, một người Anh đã sáng tạo ra cây kéo có hình dạng hoàn chỉnh như ngày nay.
2. Cấu tạo
– Cái kéo bao gồm một cặp kim loại cạnh sắc xoay xung quanh một trục cố định, được phân chia thành lưỡi kéo và cán kéo. Phần cán của kéo thường được bọc nhựa cứng hoặc bọc vải để cầm cho êm tay. Phần cán này đôi khi được thiết kế riêng biệt cho người thuận tay phải hoặc tay trái dễ sử dụng.
– Lưỡi kéo thường được làm bằng thép không rỉ, mài rất sắc phần lưỡi.
– Nguyên lý hoạt động của kéo cơ bản dựa trên nguyên lý đòn bẩy, trục cố định chính là điểm tựa. Dựa vào đó, người ta tạo ra nhiều loại kéo phù hợp với chức năng cụ thể.
3. Công dụng – chủng loại
– Kéo được sử dụng để cắt mỏng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, vải, sợi dây thừng và dây điện. Kéo cũng được sử dụng để cắt tóc và thực phẩm.
– Dựa theo công dụng mà người ta chia kéo thành nhiều loại. Loại kéo phổ biến nhất là kéo văn phòng thông thường, dùng để cắt giấy, thường nhỏ gọn. Kế đến là các loại kéo phục vụ nhu cầu làm đẹp như kéo cắt tóc, tỉa lông mày, cắt móng… Ngoài ra, một loại kéo có chức năng đặc biệt và yêu cầu cao trong chế tạo là kéo dùng trong y tế, nhất là loại kéo kẹp mạch máu dùng trong phẫu thuật.
4. Cách bảo quản
– Bảo quản kéo không khó, cần để kéo nơi khô thoáng, không có độ ẩm cao để tránh sét rỉ.
– Quan trọng nhất là giữ cho mũi kéo và lưỡi kéo không bị va chạm, sứt mẻ. Loại kéo nào chỉ dùng để cắt vật liệu tương ứng, không dùng sai chức năng để lưỡi kéo được bền.
– Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, cần cất giữ kéo cẩn thận để không gây tai nạn đáng tiếc.

I. Mở bài: Giới thiệu về cái kéo
Tay cầm cây kéo cây kim
Vai mang gối lụa đi tìm người thương.
Tay cầm cây kéo, cây kim
Vai mang đồ lụa đi tìm thợ may
Kho tàng ca dao, tục ngữ luôn chứa đựng những gì bình dị và gần gũi với đời sống con người Việt Nam. Ca dao, tục ngữ là những giá trị văn hóa, truyền thống được đúc kết từ bao đời. Những thứ bình dị, quá đỗi tự nhiên cũng được đưa vào trong ca dao tục ngữ. Không biết tự bao giờ cái kéo, cây kim đã đi vào thơ văn của Việt Nam. Cái kéo như một vật dụng hữu ích được sử dụng trong mọi lĩnh vực, mọi công việc đời sống như nấu ăn, thợ cắt tóc, thợ may hay học sinh cũng dùng kéo. Để biết rõ hơn thì ta cùng đi tìm hiểu về cái kéo.
II.Thân bài: Thuyết minh chi tiết về cái kéo
– Sơ lược về nguồn gốc của cái kéo
Việc dùng kéo cũng bắt đầu đồng thời của việc dùng dao.
Kéo có 2 lưỡi dao, sử dùng 2 ngón tay để cầm nắm.
Những di vật ở thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã – sông Ranh đã cho thấy sự xuất hiện của kéo. Chính vì thế mà kéo có thể xuất hiện sớm hơn.
– Cấu tạo và hình dạng của kéo: Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm.
2 bộ phận:
Lưỡi kéo: Được làm từ bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, tùy theo công dụng mà có kích cỡ to nhỏ khác nhau.
Phần tay cầm: Được làm từ nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.
– Từng thời kì phát triển của kéo
Kéo chốt đuôi
Kéo kẹp
Kéo khớp
– Công dụng của kéo:
Kéo dùng trong may mặc: Kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang,….
Kéo dùng trong học tập: Các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa….
Kéo dùng trong cắt tóc: Thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo
Kéo dùng trong công nghiệp: Kéo cùng để cắt tôn cắt sắt và các vật dụng cứng hơn
Kéo dùng trong nấu ăn: Kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…
Kéo trong y học: Còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật….
So sánh từng loại kéo với công dụng và áp dụng vao những công việc khác nhau.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cái kéo
Kéo có nhiều công dụng khác nhau như cắt giấy, cắt vải,… dù là công dụng nào thì kéo cũng rất thân thuộc và hữu ích với đời sống con người. Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người.
Tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong trong nhiều ngành như ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.

Leave a comment