Đất nước Việt Nam ta có một nỗi đau mang tên “màu da cam”. Để góp phần giảm bớt nỗi đau do di họa của chất độc này, cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân. Hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó
Cả nước đã vả đang hưởng ứng phong trào lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam. Những phong trào đó thể hiện tinh thần tương thân tương ái – một truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta. Phong trào đã gây được tiếng vang các dư luận trong và ngoài nước.
Chiến tranh đã qua đi, nhưng di hoạ của nó vẫn còn đó – như là một tội ác không bao giờ có thể gột sạch được. Hàng vạn tấn bom do người Mĩ ném xuống đã gây nên biết bao đau đớn cho đất nước chúng ta…
Trong nhiều năm kháng chiến, biết bao chàng trai, cô gái đã đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Họ đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân của mình đế mong có ngày đất nước được độc lập được hoà bình. Họ hy sinh bản thân mình để mong sau này con cháu của họ sẽ có được cuộc sống sung sướng, no ấm, được cắp sách đến trường… Sau chiến tranh có những người may mắn trở về, họ vui mừng với thân hình lành lặn, họ lập gia đình…
Nhưng đâu ngờ, những trái bom tàn ác năm xưa đã gieo vào thân thể của họ một chất độc với sức tàn phá ghê gớm, ảnh hưởng tới giống nòi – chất độc màu da cam. Những đứa trẻ vô tội đó đã bị ảnh hưởng từ cha mẹ chúng di chứng của chiến tranh. Những đứa trẻ sinh ra đã bị dị tật, phải sống một cuộc sống đớn đau khổ sở về thể xác lẫn tinh thần. Nỗi đau ấy không chỉ của riêng ai. Nó là nỗi đau chung của toàn xã hội.
Đế phần nào giám bớt nỗi đau do di hoạ chất độc màu da cam, cả nước đã lập ra nhiều nguồn quỹ đế giúp đỡ các nạn nhân.
Nhiều tầng lớp nhân dân, công chức nhà nước đã hết lòng ủng hộ, khi bằng tiền, khi bằng sức lao động. Phong trào ấy xuất phát từ tinh thần yêu thương đồng loại, thế hiện tình đoàn kết của một dân tộc giàu lóng nhân nghĩa.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng: đài, ti vi, mạng internet,… cũng có nhiều chương trình xuất hiện nhằm mục đích kêu gọi tấm lòng hảo tâm của mọi người, ví như “Chúng ta không vô tâm”, “Vòng tay nhân ái”, “Xin hãy dang rộng vòng tay”… Đặc biệt xúc động hơn những chương trình có khi lại chính là của “Những nạn nhân”. Họ cố gắng chông chọi với tật nguyền – họ hát lên những khúc hát ca ngợi cuộc sông, khát khao hoà bình và mong muốn “Trái Đất không còn chiến tranh”.
Là một người học sinh, được tiếp xúc thực tế với các phong trào ấy, em vô cùng xúc động và thông cảm với những nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam. Em cảm nhận được sự thiếu thôn về tình cảm, sự khát khao được vui chơi, được học hành của các bạn.
Nhìn những đôi chân tật nguyền hay những cánh tay thiếu ngón, ta cảm nhận được thật rõ tội ác man rợ của chiến tranh. Những nạn nhân – những dấu chấm hỏi lớn cho toàn thế nhân loại!
Có thể nói những chương trình, những phong trào, những nguồn quỹ đó không bao giờ lấp đầy được nỗi đau của các nạn nhân. Nhưng nó cũng đã phần nào góp sức xoa dịu ”nỗi đau da cam”.
Với các bạn học sinh, tôi nghĩ chúng ta lại càng phải có trách nhiệm hơn.
Trách nhiệm đó không phải chỉ là một chút vật chất tầm thường. Mà quan trọng hơn ta hãy nghĩ, hãy làm và hãy nhìn các bạn ây một cách hoà hợp, cảm thông hơn.
Là học sinh, trách nhiệm lớn nhất của chúng ta đối với các chú, các bác, những người hi sinh thân mình đế giành lại hoà bình cho chúng ta chính là học tập để xây dựng đất nước, để mong sau này có thể làm một cái gì đó lớn lao hơn cho những nạn nhân chất độc điôxin.
Bài viết của tôi hôm nay mong sao sẽ trở thành lời nhắn gửi của một tấm lòng nhỏ bé: Xin được cảm thông chia sẻ đối với những nạn nhân đang phải chịu những di chứng của chiến tranh; Xin toàn thể xã hội hãy có trách nhiệm hơn với đồng loại của mình và xin thế giới hãy đem đến một tương lai tốt đẹp, yên bình và toàn vẹn đốì với tuổi thơ.