Đề thi chọn học sinh giỏi Vật lí 8 thành phố Bắc Giang 2023-2024

0

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ BẮC GIANG

 

(Đề thi gồm có: 02 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP THÀNH PHỐ

NĂM HỌC: 2022 – 2023

MÔN THI: VẬT LÍ – LỚP 8

                                Ngày thi: 08/4/2023

(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1. (4 điểm)

1. Hai địa điểm A và B cách nhau 60km theo đường bộ. Cùng một thời điểm, một người đi xe máy xuất phát từ A đi về B và một người đi xe đạp xuất phát từ B đi về A. Họ gặp nhau sau 1 giờ kể từ khi xuất phát. Sau khi gặp nhau, người đi xe máy tiếp tục đến B rồi ngay lập tức quay lại với vận tốc cũ còn người đi xe đạp vẫn chuyển động về A như trước. Họ gặp lại nhau sau 30 phút kể từ lần gặp trước. Coi chuyển động của ô tô và xe đạp là chuyển động  đều.

a) Tính vận tốc của người đi xe máy và người đi xe đạp.

b) Sau lần gặp thứ hai, người đi xe máy tiếp tục đi về A, sau khi đến A thì quay lại ngay với vận tốc cũ còn người đi xe đạp vẫn chuyển động về A như trước. Hai người gặp nhau sau bao lâu kể từ lần gặp thứ hai? Vị trí gặp nhau cách A bao nhiêu km?

2. Một bè nứa trôi tự do theo dòng nước và một thuyền máy đồng thời rời bến M để xuôi dòng sông. Thuyền máy xuôi dòng được 24km đến bến N thì quay ngay trở lại M. Cả đi lẫn về hết 5 giờ. Trên đường quay về, thuyền máy gặp bè nứa tại điểm C cách M một khoảng 8km. Tính vận tốc của thuyền máy và vận tốc của dòng nước.

Câu 2. (5 điểm) Một chiếc ống bằng gỗ có dạng hình trụ chiều cao h = 60cm, diện tích đáy bằng 20cm2. Người ta khoét đi một lỗ rỗng hình trụ dọc theo trục của ống. Tiết diện của lỗ rỗng bằng 10cm2. Khối lượng riêng của gỗ làm ống là D1 = 900 kg/m3. Ống không thấm nước và dầu.

1. Ban đầu người ta dán kín một đầu ống bằng nilon mỏng, căng, phẳng. Đổ đầy dầu vào ống rồi nhẹ nhàng thả ống xuống một bể nước rộng, theo phương thẳng đứng sao cho dầu không tràn ra ngoài. Tìm chiều cao phần nổi của ống. Biết khối lượng riêng của dầu là D2 = 800kg/m3, của nước là D = 1000kg/m3.

2. Đổ hết dầu ra khỏi ống, bóc đáy nilon đi và đặt ống trở lại trong nước theo phương thẳng đứng, sau đó từ từ đổ dầu vào ống. Tìm khối lượng dầu tối đa có thể đổ vào trong ống.

3. Phải kéo ống lên một đoạn bao nhiêu để có thể rót đầy dầu vào ống?

4. Tính công tổi thiểu để kéo ống ra khỏi nước từ vị trí cân bằng. Bỏ qua ma sát giữa ống với nước và dầu.

Câu 3. (3 điểm) Để điều chỉnh mực nước trong một bể cá rộng, người ta dùng một cơ cấu như trên hình bên. Một ống thoát nước hình trụ thẳng đứng, đường kính d = 8cm xuyên qua đáy bể và được đậy kín bởi một tấm kim loại mỏng, đồng chất, hình tròn, đường kính AB = 32cm, không chạm thành bể. Tại điểm A có bản lề nối thành ống thoát nước với mép tấm kim loại. Điểm mép B của đường kính AB được nối với một quả cầu rỗng, nhẹ, bán kính R = 6cm bằng một sợi dây mảnh, không co dãn, có độ dài h = 10cm. Khi mực nước trong bể dâng tới ngang chính giữa quả cầu thì tấm kim loại bị nâng lên và nước chảy qua ống thoát nước ra ngoài. Biết khối lượng riêng của nước là D = 1000kg/m3.

1. Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên quả cầu khi đó. Biết công thức tính thể tích hình cầu là .

2. Tính áp lực của nước lên mặt dưới của tấm kim loại.

3. Tính khối lượng của tấm kim loại.

Câu 4. (2 điểm) Người ta kéo một vật nặng 200kg chuyển động đều lên một con dốc phẳng, dài 100m, cao 20m bằng một lực song song với mặt dốc có độ lớn 1000N.

1. Tính lực ma sát giữa vật nặng và mặt dốc.

2. Để kéo vật chuyển động đều xuống chính con dốc đó thì lực kéo bằng bao nhiêu?

Câu 5. (4 điểm) Một bình hình trụ cách nhiệt được đặt thẳng đứng, bên trong đã chứa sẵn nước đến độ cao h= 40cm và ở nhiệt độ ban đầu t0 = 200C. Bình nước này được dùng để làm nguội các quả cầu đồng chất giống nhau lấy ra từ một nồi nước nóng có nhiệt độ ổn định. Khi thả các quả cầu vào bình thì thấy chúng lơ lửng trong nước. Sau khi thả 6 quả cầu vào bình thì nhiệt độ của nước trong bình là 300C. Thả thêm 4 quả cầu nữa thì nhiệt độ cân bằng là 350C. Xem rằng chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa nước trong bình và các quả cầu, nhiệt độ ban đầu của các quả cầu là giống nhau, nước từ nồi nước nóng bám vào các quả cầu không đáng kể.

1. Xác định nhiệt độ ban đầu của các quả cầu.

2. Thả thêm bao nhiêu quả cầu nữa thì nhiệt độ của nước trong bình đạt 400C?

3. Xác định nhiệt độ cân bằng sau khi thả tổng cộng 20 quả cầu.

4. Biết rằng khi thả tổng cộng 20 quả cầu thì mực nước trong bình dâng lên đến độ cao h = 60cm. Xác định nhiệt dung riêng của các quả cầu. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.

Câu 6. (2 điểm) Cho các dụng cụ01 cân đồng hồ; 01 cốc thủy tinh; nước (đã biết khối lượng riêng của nước là Dn); dầu thực vật; 01 viên sỏi đặc, không thấm nước, bỏ lọt được vào cốc thủy tinh; dây buộc; khăn lau khô. Em hãy nêu phương án thí nghiệm xác định:

1. Khối lượng riêng của dầu thực vật.

2. Khối lượng riêng của viên sỏi.

(Lưu ý: Khi làm thí nghiệm không làm nước tràn ra đĩa cân)

——————————–HẾT——————————-

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

Họ và tên thí sinh:…………………………………………. Số báo danh: ……..

Giám thị 1 (Họ tên và ký)……………………………………………………………..

Giám thị 2 (Họ tên và ký)……………………………………………………………..

Leave a comment