Đề thi HSG môn Sinh lớp 10 – THPT Trần Phú – năm học 2017 – 2018 – có hướng dẫn giải chi tiết

0
1.

*Tính đặc trưng của ADN :

– Thành phần , số lượng, trình tự sắp xếp các nucleotit trong ADN của loài.

– Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

– Tỉ lệ ( A + T)/(G+X) trong ADN của loài

* Tính không đặc trưng của ADN : Gồm những điểm giống nhau của ADN các loài

* Tính ổn định: Tính đặc trưng của ADN được ổn định qua các thế hệ

– Đối với sinh vật sinh sản vô tính : Nhờ quá trình nhân đôi ADN và quá trình phân lý NST trong quá trình nguyên phân.

– Đối với sinh vật sỉnh sản hữu tính : Nhờ quá trình nguyên phân giảm phân và thụ tinh

* Tính không ổn định của ADN: Đột biến gen

2.

– Chất bị biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là amylaza.

– Giải thích:

+ Amylaza là enzym có bản chất là protein, ở nhiệt độ cao thì các liên kết hydro bị bẻ gãy làm biến đổi cấu trúc không gian. Prôtêin được cấu tạo từ các loại axit amin có tính đồng nhất không cao nên khi nhiệt độ hạ xuống thì sự phục hồi chính xác các liên kết hydro sau khi đã bị bẻ gãy là khó khăn.

+ ADN khi bị đun nóng cũng bị biến đổi cấu trúc (hai mạch tách ra) do các liên kết hydro giữa hai mạch bị bẻ gãy; nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết hydro của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống, các liên kết hydro được tái hình thành. Vì vậy, khi nhiệt độ hạ thấp thì ADN có thể hồi phục cấu trúc ban đầu.

+ Glucôzơ là một phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các liên kết cộng hóa trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý tế bào, rất bền với tác dụng của nhiệt độ cao.

3. 1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtlt trên mỗi mạch đơn của mỗi gen:

a. Gen thứ nhất:

– Tổng số nuclêôtit của gen: (0,51 . 104 .2 )/ 3,4 = 3000 (nu)

– Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 3000 : 2 = 1500 (nu)

Theo đề bài:

A: T1 : G1 : X= 1 : 2 : 3 : 4 = 10% : 20% : 30% : 40%

– Vậy số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ nhất:

+ A1 = T2 = 10% = 10% . 1500 = 150 (nu)

+ T1 = A2 = 20% = 20% . 1500 = 300 (nu)

+ G= X2 = 30% = 30% . 1500 = 450 (nu)

+ X1 = G2 = 40% = 40% .1500 = 600 (nu)

b. Gen thứ hai:

– Số nuclêôtit của gen:

3000 : 2 =1500 (nu)

– Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 1500 : 2 = 750 (nu)

Theo đề bài :

A2 = T2/2 = G2/3 = X2/4

=> T= 2A2, G2 = 3A2, X2 = 4A2

A+ T2 + G+ X2 = 750

A2 + 2A+ 3A2 + 4A2 = 750 → A= 75

– Vậy, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ hai:

+ T1 = A2 = 75 (nu) = 75/750 . 100% = 10%

+ A1 = T2 = 2 . 10% = 20% = 20% .750 = 150 (nu)

+ X1 = G2 = 3 . 10% = 30% = 30% . 750 = 225 (nu)

+ G1 = X2 = 10% . 4 = 40% = 40% . 750 = 300 (nu)

2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN :

– Đoạn ADN có: 3000 + 1500 = 4500 (nu)

– A = T = 150 + 300 + 75 +150 = 675 (nu) = 675/400 . 100% = 15%

– G = X = 50% – 15% = 35% = 35% . 4500 = 1575 (nu)

3. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn AND:

– Số liên kết hyđrô: 2A + 3G = 2. 675 + 3. 1575 = 6075 liên kết

Số liên kết hóa trị: 2N – 2 = 2 . 4500 -2 = 8998 liên kết

Leave a comment