Dựa vào bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu, em hãy tưởng tượng về một lần đi liên lạc được gặp chú bé Lượm và kể lại lẩn gặp gỡ đó
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghềnh…”.
Hình ảnh nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu ám ảnh tôi suốt trên đường đi học về và cho đến tận khuya, khi tôi đăm chiêu học bài. Có lẽ Lượm cũng bằng tuổi tôi (cô giáo tội cũng nói thế) vậy mà sao Lượm anh dũng quá! Nếu tôi cũng Sống trong hoàn cảnh đất nước chiêh tranh, bom đạn, liệu tôi có làm được như Lượm? Trời, giá một lần tôi được gặp anh ấy để thỏa lòng ngưỡng phục!… Tôi đăm đắm nhìn ra phía xa…
Trước mặt tôi là một khung cảnh hoang tàn, đổ nát. Những mái nhà sụp vỡ, những mảng tường tan hoang. Cánh đồng làng đang mùa trổ bông mà ruộng nào ruộng nấy gãy rạp từng mảng, loang lổ những vết cháy đen. Đường quô’c lộ thì nham nhở những hầm hố ổ gà, nhìn hết sức bi thương. Không chỉ vậy, từ xa, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng súng nổ đì đùng. Bất chợt, có một tiếng nói cất lên phía sau tôi:
– Chào bạn! Tại sao bạn không đi tản cư mà lại ngơ ngác ở đây? Bạn có nghe tiếng súng rất gần đó không?
Tôi giật mình nhìn lại: một cậu bạn trạc tuổi tôi, gương mặt sáng láng, nụ cười tươi tắn, mũ ca lô đội lệch nhìn nghịch ngợm hết sức; trên vai cậu ấy còn đeo một chiếc túi xắc xinh xinh. Nhìn cậu bạn dễ thương, tôi trấn tĩnh lại rồi hỏi:
– Chào bạn! Bạn là ai? Và đây là đâu hả bạn?
Nụ cười lại lấp lánh trên đôi môi của người bạn mới gặp:
– Bạn không biết mình đang ở đâu ư? Bạn đang đứng ở Thừa Thiên Huế. Còn tôi, tên tôi là Lượm.
– Lượm! Có phải anh Lượm làm liên lạc trong một bài thơ của nhà thơ Tố Hữu?
Bạn ấy lắc đầu:
– Mình bằng tuổi bạn đấy, đừng xưng hô như thế. Chắc gia đình bạn tản cư, bạn bị lạc đường mất rồi. Bạn có nhìn thấy cái cây cổ thụ phía xa kia không? Bạn chịu khó đi đến đó hỏi đường các chú cảnh vệ nhé. Mình phải đi bây giờ, mình đang vội lắm!
Lượm toan rảo bước chân đi nhưng tôi phần vì không muôn rời xa người bạn đáng mến mới quen như thế, phần vì tò mò (bom đạn thế này sao bạn ấy không đi tản cư như mình mà định đi đâu?) nên vội níu áo bạn:
– Ây khoan! Cậu đi đâu mà vội thế?
– Mình là liên lạc của Việt Minh! – Cậu bạn tự hào trả lời. Khi nói câu này, mặt cậu ấy còn hơi nghênh lên rất ngộ! – Mình đi làm việc như mọi ngày thôi, đưa thư cho các cán bộ trong tỉnh, trong huyện, …
TrờỊ ơi! Thật vậy không? Một cậu bé nhỏ xíu bằng tuổi tôi? Mà dám đi làm liên lạc cho cách mạng?
– Thế… thế cậu có sợ không?
– Ư… Sợ thì cũng có sợ chứ. Tớ mấy lần bị đạn bắn hút chết. Có lần bị thương thật – rồi đấy, nằm mấy ngày liền. Nhưng đất nước có chiến tranh ai cũng phải góp sức mình cho Tổ quốc. Hơn nữa, cứ ở nhà mà nghe tin này, tin nọ của ta, của địch sốt ruột lắm, mình thấy chân tay như thừa cả ra ấy, chỉ muốn góp chút sức mình cùng với mọị người. Mình làm liên lạc, đi lên đồn Mang Gá với các anh các chị trên ấy vui lắm! Thôi chào bạn nhé! Mình đi đây!
Tôi ngỡ ngàng nhìn bóng Lượm thoăn thoắt trên con đường đầy thương tích. Cậu ấy đang chữa lành vết thương cho những con đường đấy! Để tin tức của ta không vì bom bạn mà đứt quãng. Nhìn từ xa, tôi chỉ thấy một dáng hình nhỏ nhắn nhưng lanh lẹ, chiếc xắc lắc lên đập xuống theo nhịp chân sảo của Lượm; nhất là cái mũ ca lô, Lượm đã vào những bờ lúa mà chiếc mũ vẫn nhấp nhô thoắt ẩn thoắt hiện. Nắng đang lên nhẹ rải những ánh vàng trên con đường Lượm đi…
Bỗng! Đoàng! Đoàng! Đoàng! Tôi giật bắn mình, mắt ngỡ ngàng nhìn những tia máu nóng bắn tung lên và dáng Lượm chơi vơi giữa đồng lúa…
Tôi khống dám đi tiếp theo dòng suy tưởng của mình. Bừng tỉnh, tôi thấy trời đã khuya lắm, hàng xóm xung quanh đã tắt điện cả rồi. Rất nhiều năm trước, có biết bao anh hùng nhỏ tuổi đã ngã xuống để hôm nay tôi có được những đêm yên bình thế này. Tôi bâng khuâng nhớ về Lượm, nhớ về các anh với niềm cảm phục vô hạn. Tôi đã toan cất sách đi ngủ nhưng lại tiếp tục giở trang học tiếp bài còn đang dang dở…