Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hãy tưởng tượng và viết tiếp truyện Tắt đèn

0

Tôi đã đọc tiểu thuyết Tắt đèn từ khi còn rất bé. Ngày đó, tôi mới chỉ biết xót xa vô cùng trước cảnh ngộ éo le của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Truyện kết thúc bằng câu văn đầy u ám: Trời tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị. Tôi hiểu rằng Ngô Tất Tố muôn nói chị Dậu đang đi vào hước đường cùng, đi vào ngõ cụt của cuộc đời. Vào thời điểm Tắt đèn được hoàn thiện, chắc hẳn Ngô Tất Tố chưa bắt gặp lí tưởng cách mạng. Đó là lí do vì sao số phận, cuộc đời nhân vật lại được kết thúc như vậy. Chỉ đến khi đọc được những suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt đèn, những thương xót trước đây trong lòng tôi mới được nguôi ngoai đi phần nào: Tôi ngờ câu kết này cũng mới chỉ là cái chấm hết một thiên của truyện dài. Với cái tiền thân ngay thẳng, lành mạnh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tất phải có một hậu thân trong các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như đã có lần nào tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kỉ Tổng khởi nghĩa; và nếu không thì, chí ít, tôi cũng đã gặp chị vào những ngày địch hậu o ép, chị tải thương hoặc đậy nắp hầm bem cho cán bộ cơ sở. Suy ngẫm đó cứ lẩn khuất trong đầu tôi. Và trong một cơn mờ, tôi thấy chị Dậu trốn khỏi nhà tên quan cụ và gặp một cán bộ cách mạng…

Bốn bề tối đen. Bóng đen đặc quánh và hun hút mãi theo triền đê lộng gió. Có lẽ bầu trời xa xăm kia còn sáng hơn cái hũ nút đang bủa vây chị. Chị đi như chạy. Chị thổn thức nhưng không khóc. Ấy vậy mà nước mắt cứ chan hoà, lẫn với mồ hôi đầm đìa xuống cổ. Hai bầu vú căng đẫy, nhức nhối. Cứ nghĩ đến cảnh mới đây phải đem dâng hai bầu ngực ấy cho lão quan cụ tham sống sợ chết, chị lại thấy ghê tởm vô cùng. Ngậm vào bầu vú thơm lành ấy là cái mồm nhăn nheo, móm mém chứ đâu phải là khuôn miệng xinh xắn, hau háu của con bé con nhà chị. Chắc hẳn giờ này con bé khát sữa đang khóc dữ dội lắm. Thằng Dần sẽ không biết làm thế nào dỗ dành được em đâu. Mà chính nó có khi cũng đang bặm mặt vì đói. Chồng còn đau yếu thế, liệu rằng có trông được hai con?… Nhà đã hết gạo, hết khoai mấy ngày rồi. Bà lão hàng xóm chắc cũng chẳng có đâu mà cho nhà chị vay đỡ nữa. Đầu óc chị cứ quay cuồng bao ý nghĩ lẫn lộn, chồng chéo nhau. Chân đăm đá chân chiêu vấp ngã dúi dụi mấy lần nhưng chị chẳng thấy đau đớn chút nào. Chị đã băng đi hết thôi đê mà không biết.

Trời về đêm, chắc là khuya lắm rồi. Không có lấy một bóng người. Bọn lính tuần sau trận rượu chè tuý luý cả tôi cũng đã đi ngủ. Đoạn đường rẽ vào làng Đông Xá đã hiện ra trước mắt chị đây rồi. Từ đây về nhà chị cũng không còn xa. Đến gần cái miếu hoang đầu làng chị mới nhận ra nó. Lâu nay đói kém, người dân trong làng cũng không lui tới thắp hương cầu tự vào các ngày rằm, mồng một hay lễ Tết. về đến đây, chị Dậu mới ngồi buông người xuống. Sự kìm nén, sức chịu đựng của chị dường như bị phá tung. Bao uất ức dồn nén giờ mới oà lên nức nở. Trước khi về đến nhà, chị muốn trút bỏ hết những oan khổ ở đây. Chị không muốn để chồng và con mình chứng kiến sự yếu đuối trong con người chị. Trong gia đình chị bây giờ, chị phải vững vàng để chèo chống, chịu đựng bao sự o ép của bọn cường quyền. Chị cứ thoả sức khóc và đâu ngờ, phía sau chị, một người từ trong miếu đang bước lại gần. Chị giật mình khi cảm thấy một bàn tay to bè, ấm áp đặt lên vai chị.

– Ai?- Chị hoảng hốt kêu lên.

– Làm gì vậy, tôi la lên bây giờ.

Giọng nói của người đó cất lên. Đó là một người đàn ông:

– Chị bình tĩnh. Tôi là người tốt. Tôi lạc đường đến đây. Chị làm ơn chỉ đường cho tôi lên huyện.

– Đêm hôm, sao ông không xin vào nhà dân mà ngủ nhờ? Sao lại ở đây?

– Tôi về đây muộn quá, ngại vào làng. Với lại tôi không có giấy tờ tuỳ thân, sợ quan làng làm khó nên mới vào đây lánh nhờ.

– Ông có việc gì mà phải lên huyện?

– Tôi cần gặp một người bạn trên đó. Thế chị đi đâu mà về đêm về hôm thế này?

Câu hỏi của người đàn ông làm chị nhớ lại câu chuyện của mình. Chị lại thổn thức. Nhưng nhớ trước mặt mình là người lạ, chị cố kìm cho tiếng khốc không bật ra. Lúc sau, chị mới nói được một câu ngắn ngủn:

– Tôi vừa từ phía huyện về.

Không rõ mặt nhưng đoán biết người đàn bà ngồi cạnh mình chắc hẳn đang chịu oan ức gì đây, nên người đàn ông chủ động khơi chuyện:

– Chắc chị có điều gì khó nói. Ai ép chị điều gì phải không? Sống ở thời này, không cứng rắn, dễ bị người ta bắt nạt, ức hiếp lắm. Tôi đây cũng vậy. Trước cũng là nông dân, “chân chỉ hạt bột”, nhưng hiền lành quá thành ra bị đè đầu cưỡi cổ. Tôi đành phải bỏ làng tha phương cầu thực.

Người đàn ông chờ chị Dậu cho một câu cảm thán, đồng tình nhưng chị vẫn yên lặng. Anh ta đành phải tiếp tục câu chuyện của mình.

Tôi ở làng X, tận tỉnh Y cơ. Chắc chị chưa đến đó bao giờ. Làng tôi chắc cũng như làng chị ở đây, quanh năm người dân đầu tắt mặt tối nhưng chẳng bao giờ có đủ cơm ăn. Tại bọn cường hào.ác bá quanh năm hoành hành. Tôí với nhà tôi về sống với nhau được hai năm. Chúng tôi có một cháu gái. Được cái cháu giống mẹ nên cung xinh xắn lắm!

Kể đến đây, anh nghẹn ngào không nói được nữa. Lúc này chị Dậu mới cất lời:

– Bác sao vậy? Có điều gì khó nói à?

Không, không. Thực ra thì mọi chuyện của gia đình tôi cũng bắt đầu tự cái nhan sắc của mẹ nó. Nhà tôi quí mến tôi thực lòng nên quyết tầm về sống với tôi – một kẻ nghèo hèn, chẳng có gì trong tay ngoài vách nhà tranh dột nát, bỏ mặc bao lễ hỏi linh đình, bao lời dọa dẫm của bọn lí trưởng, cai tổng trong làng. Một tối, tôi đi làm thuê về, thấy bà con hàng xóm đứng đầy trong nhà. Linh cảm thấy điều chẳng lành, tôi xông vào nhà. Tai tôi ù đi vì những lời than thở thương hại của bà con, Và mắt tôi tôi đen lại khi trước mắt mình là cảnh tượng người vợ nằm xõng xoài trên chiếc phản gỗ giữa nhà, môi tím ngắt, mắt khép hờ, dưới cắm lằn lên vết sợi dây thừng, quần áo xộc xệch, tả tơi. Tôi nghe loáng thoáng ai đó nói rằng: “Lúc sẩm tối, tôi thấy hắn lấm ỉét đi vào. Khoảng một giờ sau lại lấm lét mò ra. Mấy tuần nay như thế rồi. Nhưng những lần trước chỉ đá đưa trước sân, trêu ghẹo vài câu rồi lảng về…”. Tôi hiểu ra hết mọi việc. Gần đây tôi cũng nghe vợ phàn nàn rằng tên lí trưởng luôn thừa lúc tôi vắng nhà, đến đòi tòm tem. Vợ tôi không nghe, thậm chí còn bỏ đi, không tiếp lời. Đã nhiều đêm vợ tôi năn nỉ tôi bỏ làng đi nợi khác. Nhưng tôi nghĩ ở đồng đất này quanh năm, chẳng dễ sống hơn là đi nơi khác hay sao. Mình không đồng ý thì kẻ nào dám cưỡng bức… Vợ tôi thở dài, chẳng nói gì nữa. Tôi nghĩ mọi chuyện sẽ chẳng có gì phức tạp cả. Nhưng tôi đâu thể tưởng tượng được nỗi khổ nhục vợ tôi phải chịu đựng mỗi khi chiều xuống. Tôi đâu có nhà để phải nghe những lời dụ dỗ ngon ngọt hay những lời doạ nạt. Tôi vẫn tin vợ và tin rằng tên lí trưởng khốn nạn chẳng dám làm điều gì quá đáng đâu. Nhưng rồi, điều không ngờ đến đã xảy ra… Và có lẽ vợ tôi thấy nhục nhã, thấy không còn xứng đáng với tôi nữa nện đã làm điều dại dột. Bên tai tôi là tiếng khóc thét đòi mẹ của đứa con gái chưa tròn một tuổi. Máu tôi rực lên mặt. Tôi lao vào ôm vợ, khóc nức nở. Trong đầu tôi vang lên tiếng cười đắc thắng của tên lí trưởng khốn nạn. Tôi lao vào chái nhà, lấy con dao, lao mình chạy về phía nhà lí trưởng. Mọi người chạy đuổi theo tôi nhưng không kịp. Tôi đạp tung cổng nhà hắn. Mụ vợ hắn có lẽ quen với cảnh tượng này nên con cớn phỉ báng tôi: “Có vợ không biết giữ, còn oan uổng nỗi gì?”. Tôi lao vào nhà mụ, bất chấp đàn chó dữ bủa vây, nhìn thấy hắn, tôi phi con dao nhưng may đời nhà hắn, con dao cắm chặt vào chiếc ghế gần sát chỗ hắn ngồi… Tôi bị giải lên huyện, bị tuyên phạt án tù. Nhưng tôi trốn được, bỏ đi từ ngày đó không về.

– Thế còn con gái bác thì sao?

– Tôi thương con lắm nhưng không biết làm thế nào về đón cháu đi được. Hôm trước, có gặp một chị cùng làng đi buôn trên mạn ngược, chị ấy nói cậu em vợ tôi đã đón cháu về nuôi rồi. Nhưng không có bố mẹ, lúc nào trông cháu cũng buồn rười rượi.

– Thế bác định chui lủi mãi thế này à?

– À không. Cách đây khoảng ba năm, tôi lại bỏ lên miền ngược làm ăn. Ở đó, tôi gặp một chiến sĩ cách mạng. Chị có biết chiến sĩ cách mạng là như thế nào không? Thế này nhé, chị cứ hiểu họ là người tốt, là người chống lại chế độ phong kiến, chống lại ách áp bức, bóc lột của bọn thực dân Pháp. Anh ấy đã nói cho tôi rất nhiều điều mới mẻ, thiết thực. Nếu nghe những điều này, chắc chắn chị sẽ có cảm giác như được bắt gặp chân lí, bắt gặp ánh sáng, lí tưởng của cuộc sống.

– Bác nói vậy thì tôi biết vậy, chứ tôi cũng không hiểu lắm!

– Thế này chị ạ, chị có thấy dân mình quanh năm làm lụng vất vả mà vẫn đỏi khổ không? Chị có thấy sự áp bức, bóc lột của bọn cường hào, địa chủ là vô lí không? Chị có thấy bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật cướp nước mình khiến là điều không chấp nhận được không? Chúng ta đang có gì trong tay? Miếng ăn, chị đã được no chưa? Chị có được tự do không hay đang phải chịu cảnh “một cổ đôi tròng”? Mà có phải đâu một mình chị phải chịu đựng cảnh đói? Đâu trên đất nước này cũng thế thôi chị ạ. Tôi đã đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều cảnh ngộ còn éo le hơn cảnh ngộ của tôi. Dân không chết vi bị bọn cường quyền làm tình làm tội thì cũng chết vì nạn đói đang hoành hành, ơ xóm ngụ cư ven một thị xã tôi đa đi qua, người chết như ngả rạ, những bóng người đi lại vật vờ xanh xám như những bóng ma, không khí vẩn lên mùi ấm thối của rác ruởỉ và mùi gây của xác người… Chúng ta đang chịu chung một số phận, tại sao không đồng lòng, hiệp sức mà đứng dậy đấu tranh? Các cụ chẳng dậy: Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao là gì? Chị và tôi, và những người như chúng ta, nếu cùng nhau đứng dậy chống lạỉ sự áp bức, bóc lột của bọn chúng, lẽ nào chúng không sợ?

Nghe đến đây, chị Dậu chợt nhớ lại buổi hôm chị đánh nhau với tên cai lệ để bảo vệ chồng. Lúc đó chị cũng thấy mình ghê gớm thật. Nhưng con giun xéo lắm cũng quăn, chị không thể nhẫn nhục chịu đựng bị ức hiếp mãi thế được. Chị thấy phấn chấn hẳn lên. Nước mắt đã khô từ bao giờ. Trong ngực cũng không thấy thổn thức, nức nở như trước nữa. Trong chị xuất hiện một cảm giác gần gũi, thân thuộc với người đàn ông đang ngồi bên cạnh. Cuộc đời anh ta có khác gì cuộc đời chị đấu? Những gì anh ta nói từ bấy đến giờ, chị có thể làm được cơ mà.

Chừng như để chị suy nghĩ một lúc, người đàn ông lại tiếp:

– Trời cũng gần về sáng rồi. Tôi cũng sắp phải đi. Tôi chỉ muốn nói với chị điều này. Tôi sẽ còn trở lại nơi đây, sẽ gặp lại chị và có lẽ sẽ phải nhờ chị giúp đỡ nhiều nữa. Tôi mong chị suy nghĩ thật kĩ về tất cả những điều tôi đã nói. Bản thân tôi đã trải qua những gì chị đang gặp phải bây giờ. Nhưng tôi may mắn hơn chị vì đã sớm gặp người chiên sĩ cách mạng ấy. Giờ đây, tôi đang cùng anh và những người như anh làm nhiệm vụ của mình. Tôi hi vọng chị sẽ sớm trở thành đồng chí (tức là những người cùng suỹ nghĩ, lí tưởng như chúng tôi ý mà), sẽ cùng chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, góp phần giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của thực dân Pháp, phát xít Nhật và đánh đổ chế độ phong kiến để giải phóng cho chính thân phận của chúng ra.

– Nhưng ai là người dẫn đầu những người như các anh?

– Đảng chị ạ. Đảng Cộng sản. Tôi đang phấn đấu để trở thành Đảng viên của Đảng Cộng sản đây. Rồi dần dần chị sẽ hiểu. Giờ chị chỉ đường cho tôi lên huyện nhé! Tối phải làm nhiệm vụ đưa thư. À, chị tên gì nhỉ? Tôi là…

Chỉ đường cho người lạ mặt xông, chị Dậu cũng rảo bước về ngôi nhà lụp xụp của mình. Lúc này, xa xa phía chân trời, có một khoảng mây đã rạng hồng. Một vài nhà đã nổi lửa, khói đùn qua nóc tranh, tản theo chiều gió…

Đúng như lời hứa, người đàn ông lạ mặt đã trở lại làng Đông Xá, đã gặp lại chị Dậu, tất nhiên, với tư cách một người bà con xa, mới tìm về. Nhìn nét mặt tươi tỉnh của vợ chồng chị, mọi người nghĩ rằng tìm được bà con nên anh chị Dậu mới vui như vậy. Một vài người biết chuyện cũng năng đến nhà chị hơn. Họ đến chúc mừng anh chị và hình như cũng đến để lắng nghe những điều mới mẻ mà gần gũi kia.

Những năm tháng sau này, trước ngày Cách mạng tháng Tám nổ ra, làng Đông Xá ngạc nhiên vô cùng khi vợ chồng chị Dậu cùng người bà con của mình thường mang về làng rất nhiều gạo để chia cho dân nghèo. Lúc đó, mọi người mới hiểu rằng, chị Dậu đã giác ngộ cách mạng từ rất lâu rồi. Dân làng Đông Xá kéo đến nhà chị nườm nượp, một phần vì để lĩnh gạo, nhưng phần lớn là để xin chị Dậu cùng đi phá kho thóc Nhật…

Một sáng quang đãng, những làn gió sớm mai dịu nhẹ xua tan đi cái bức bối đêm hè, chị Dậu dẫn một đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc chia cho dân nghèo. Nét mặt chị rạng ngời, ấm áp niềm hạnh phúc. Chiều nay về, chị sẽ nấu một nồi cơm trắng tinh, để chị em cái Tí được ăn no. Từ bữa chuộc được cải Tí về, chị đã rảnh rang làm được bao việc mà Đảng giao phó…

Chẳng biết tôi còn mơ màng đến đâu nữa nếu mẹ tôi không đánh thức dậy để chuẩn bị đi học.

Đêm qua con mơ gì mà hò dô inh ỏi vậy?

Tôi quay lại nhìn mẹ, cười tủm tỉm và khe khẽ: “Con mơ chị Dậu đi phá kho thóc Nhật mẹ ạ!”

Leave a comment