Dựa vào văn bản “Sài Gòn tôi yêu”, hãy viết một bài văn về mảnh đất mà em yêu quý
“Một chàng trai là chiến sĩ biên phòng, một cô gái lên đường đi xa, vẫn thủy chung với cả tâm lòng. Hà Nội ơi, một trái tim hồng…”. Vâng, có ai đi xa mảnh đất Hậ Nội này cũng đều nghĩ về chôn ngàn năm văn vật ấy với cả tấm lòng thủy chung son sắt như vậy. Và Hà Nội cũng chính là nơi em sinh ra, lớn lên và nguyện suốt đời gắn bó yêu mến.
Hà Nội là thành phố có đã có nhiều ngàn, năm lịch sử, theo đó là bề dày truyền thống văn hóa đáng tự hào. Có thể nói, lịch sử của Hà Nội gắn bó với những năm tháng lịch sử thăng trầm của Tổ quốc Việt Nam ta. Ngay từ thuở An Dương Vương lập nước Âu Lạc, nơi đây đã được chọn làm nơi đóng đô (thành Cổ Loa). Đến thời Ngô Quyền, thành cổ Loa vẫn được tin tưởng giao trọng trách là nơi “tụ họp của bốn phương đất nước”. Đến thời vua Lí Công Uẩn, hiểu rõ vị thế linh thiêng của Hà Nội “có thế rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng ngôi nam bắc đông tây lại tiện hướng nhìn sông dựa núi…” (“Chiếu dời đô“), nhà vua đã quyết định thiên kinh từ vùng đất Hoa Lư về nơi này. Trải qua hàng trăm năm, với tư cách là kinh đô đất nước, mảnh đất này đã bao lần đổi tên: Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Gắn bó với lịch sử thăng trầm của nước nhà, chính nơi đây đã diễn ra bao buổi thăng triều của những vị vua đời Lí – Trần – Lê, chính nơi đây đã diễn ra hội nghị Diên Hồí lời hô “Đánh! Đánh!” quân Sát Thát đầy hào khí của các vị bô lão đờ; hình nơi đây chứng kiến cảnh phát triển rực rỡ của thời Lê sơ thịnh… Có những thời kì nơi đây không phải kinh đô nhưng vị trí trung tâm kinh tế – văn hóa thì không hề thay đổi. Đặc biệt, văn hỏa Hà Nội là một nét tự hào không chỉ của riêng người đất kinh kì mà còn là niềm tự hào của đất nước Việt Nam. Hà Nội có nhiều làng nghề nổi tiếng: làm giấy, chạm khảm, làm bánh cuốn, trồng rau,… Hà Nội cũng nổi tiếng với vốn ẩm thực phong phú, đa dạng và tinh tế “Bánh cuốn Thanh Trì”, “Cá rô đầm Sét”, “Húng Láng”, “Phở”,… Đặc biệt, trong cách sông, cách ăn, cách nói hàng ngày người Hà Nội cũng vô cùng thanh lịch:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
Theo thời gian, Hà Nội nhiều lần được mở rộng về địa giới hành chính, những truyền thông lịch sử – văn hoá cũng theo đó mà phong phú, giàu có hơn lên.
Nhắc đên Hà Nội, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến những di tích lịch sử – văn hóa của nơi nảy. Đó là chứng nhân cho bề dày lịch sử – văn hóa vô cùng giàu có của Hà Nội. Mỗi tên địa danh lại gợi đến bao câu chuyện lịch sử, bao niềm tự hào về mảnh đât ngàn năm vãn hóa. Loa Thành, Hồ Gươm, gò Đông Đa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, …
Và đặc biệt, Hà Nội cũng là nơi nổi tiếng với những cảnh đẹp khó quên. Mời bạn hãy đến với hồ Tây để ngắm cảnh hoàng hôn “bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời”. Đến với những “phố nhỏ ngõ nhỏ” đã trở thành cảm hứng sáng tác vô tận cho họa sĩ Bùi Văn Phái. Đến với những con phố “Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ mái ngói thơm nồng…”… Hay đơn giản là đến với Hà Nội để bồi hồi đi dưới những những chùm hoa sữa thơm nồng mà nhà thơ Nguyễn Phan Hách đã gọi đó là “hương của mốì tình đầu”…
Và dĩ nhiên, tôi yêu Hà Nội không chỉ bởi sự nổi tiếng, đẹp đẽ và nên thơ của nơi đậy. Đơn giản bởi tôi đã biết yêu Hà Nội ngay từ thuở nhỏ. Từ tình yêu dành cho người mẹ tảo tần, vất vả, người cha vững vàng, rắn rỏi; những người hàng xóm cởi mở, chân tình; cho cả những hàng cây lao xao gió gọi. Và còn từ tình yêu, niềm thích thú say mê với những trò bắt dế, bắt ve, thả diều thuở nhỏ… Vậy đấy, tình yêu Hà Nội – tình yêu quê hương đã lớn dần trong tôi bắt đầu từ tình yêu đối với những điều bình dị nhất.
Mảnh đất Hà Nội đã gợi trong tôi biết bao niềm yêu mến và tự hào. Tôi cũng hiểu rằng mình cần nỗ lực học tập, phân đấu vì mảnh đất này nhiều hơn nữa…