Em hãy phân tích giá trị biểu cảm củạ hai câu thơ sau: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà.” (Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan xưa nay vẫn được coi là một bài thơ Nôm đường luật mẫu mực. Bài thơ với mỗi câu thơ đều có một sự đăng đối hoàn chỉnh nhưng lại đưa được vào đó phong vị cuộc sống gần gũi, chân thực và nỗi niềm tâm sự sâu lắng. Từ hai câu đề có tác dụng dẫn nhập, giới thiệu thời gian và không gian Đèo Ngang, hai câu thực khắc sâu những ấn tượng về cảnh vật:
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Có thể coi đây là bài thơ “tức cảnh sinh tình”, mượn cảnh Đèo Ngang để gửi gắm tâm sự nhớ nước thương nhà giữa lúc tác giả dời mái ấm gia đình để về kinh đô nhậm chức Cung trung giáo tập. Đèo Ngang được mở ra trước mất nữ sĩ trong khung cảnh:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Xưa cảnh hoàng hôn vẫn luôn gợi buồn, với thi nhân thời trung đại, nỗi buồn ấy lại càng sâu sắc. Dừng chân mà lòng mang nặng ưu tư, nhà thơ phóng tầm mắt của mình ra xa và bắt gặp:
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Hai câu thơ đối rất chỉnh vừa tả cảnh lại vừa tả tình một cách sâu sắc: Lom khom đôì với lác đác (hình thể và số lượng), dưới núi đối với bên sông (vị trí địa hình). Nổì hai hình ảnh tạo nên sự đăng đối giữa một cái diễn tả về sinh động vật lom khom dưới núi, còn một thì diễn tả về tĩnh vật chợ mấy nhà. Tiều vài chú đối với chợ mấy nhà. Tất cả góp phần tô đậm thêm cái hiu quạnh, vắng vẻ của cảnh vật. Những thứ đánh dấu sự xuất hiện của con người và sự sống con người thì chỉ là tiều vài chú, chợ mấy nhà. Hai từ lom khom và lác đác có ý nghĩa tạo hình rất lớn. Lom khom diễn tả tư thế làm việc, có vẻ như đang rất chăm chú, cặm cụi. Lác đác đặc tả sự thưa thớt dấu hiệu của sự sống. Có chợ nhưng chỉ là mấy nhà chợ lèo tèo, ẩn hiện trong cảnh cỏ cấy chen đá, lá chen hoa, trong bóng xế tà buồn bã. Cái hiu quạnh, vắng vẻ càng được nhấn mạnh bằng biện pháp đảo cấu trúc cú pháp. Bà Huyện Thanh Quan không nói rằng: Vài chú tiều lom khom dưới núi / Mấy nhà chợ lác đác bên sông mà đưa cái lom khom, cái lác đác lên đầu khiến cho chúng, và chỉ chúng thôi là những cái đầu tiên “đập” vào giác quan người đọc, cảnh vật vắng vẻ càng được tô đậm, và nỗi niềm của người lữ thứ – nữ sĩ lại càng trở nên da diết hơn.
Hai câu thơ thiên về tả thực nhưng lại gợi rất nhiều về cảm xúc. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Cái hoang vắng, buồn bã của cảnh ỵật là xuất phát từ tâm trạng của người trong cảnh Nhớ nước thương nhà còn quốc quốc / Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”, của ngưởi mà chỉ biết đối diện với mình và nỗi buồn của chính mình, Một mảnh tình riêng ta với ta. Nỗi buồn thấm vào cảnh vật và cảnh vật lại làm cho nỗi buồn thêm sâu sắc. Bởi xưa nay hoàng hôn đối với thi nhân trung đại luôn gợi buồn nên với những người đã có sẵn tâm trạng thì nỗi buồn ấy càng có cơ hội để tuôn chảy. Nữ sĩ đứng trên cao mà nhìn xuống xa, hi vọng tìm thấy chút vui của cuộc sống để xoa dịu bớt nỗi nhớ nước thương nhà nhưng tất cả những gì nhận được lại không thể thay đổi tâm trạng. Sự sống thưa thớt, cảnh vật hoang vắng, trong cảnh chiều tà càng khiến tâm trạng người trong cuộc trở nên sâu sắc. Thơ văn trung đại thiên về gợi nhiều hơn nhưng cũng vì thế mà những gì nó gợi ra ám ảnh và ghi dấu ấn trong lòng người thật nhiều. Lớp hình ảnh và ngôn từ không chỉ gợi ra không khí mà còn gợi ra hình ảnh nữ sĩ và tâm trạng của bà. Giá trị biểu cảm của hai câu thơ cũng như của cả bài thơ góp phần tạo nên một tác phẩm chuẩn mực cho thơ văn Đường luật trung đại.
Bằng hai câu thơ, Bà Huyện Thanh Quan đã khắc lên bức tranh Đèo Ngang một nét vẽ thật buồn, thật đẹp, in đậm lại mãi cùng thời gian.