Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 62 Sách giáo khoa Vật lí 8
Câu 1 trang 62 SGK Vật lí 8
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác (được chọn làm vật mốc).
HS nêu hai ví dụ về chuyển động cơ học.
Câu 2 trang 62 SGK Vật lí 8
Ví dụ:
Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy, nên hành khách chuyển động so với cây bên đường nhưng lại đứng yên so với ô tô.
Câu 3 trang 62 SGK Vật lí 8
– Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nhanh, chậm của chuyển động.
– Công thức tính vận tốc là v = s/t.
– Đơn vị vận tốc là m/s, km/h, cm/s
Câu 4 trang 62 SGK Vật lí 8
-Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian.
– Công thức tính vận tốc trung bình:
Vtb = s/t
Câu 5 trang 62 SGK Vật lí 8
– Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động. Học sinh nêu 2 ví dụ minh họa:
+ Xe đạp đang chuyển động, gặp bãi cát bị giảm tốc độ do lực cản của cát.
+ Viên gạch thả rơi. Vận tốc của viên gạch tăng do sức hút của Trái Đất tác dụng lên nó.
Câu 6 trang 62 SGK Vật lí 8
– Các yếu tố của lực: điểm đặt lực, phương và chiều của lực, độ lớn của lực
– Cách biểu diễn lực bằng vec to. Dùng 1 mũi tên có:
+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật
+ Phương và chiều là phương, chiều của lực
+ Độ dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
Câu 7 trang 62 SGK Vật lí 8
Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật có cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn. Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ:
a. Đứng yên khi vật đang đứng yên
b. Chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động
Bài 8 trang 62 SGK Vật lí 8
Lực ma sát xuất hiện khi nào? Nêu hai ví dụ về lực ma sát.
Hướng dẫn làm bài:
Lực ma sát xuất hiện khi vật chuyển động trên một vật khác:
– Lực ma sát phụ thuộc vào tính chất của mặt tiếp xúc. Độ lớn của lực ma sát càng giảm khi mặt tiếp xúc giữa hai vật càng nhẵn
Ví dụ: Ma sát giữa 2 viên sỏi sẽ tạo ra lửa; ma sát lốp xe với mặt đường khiến lốp xe bị mòn
Giaibaitap.me