Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 30 Sách giáo khoa Hóa học 10
Bài 1 trang 30 sgk hoá học 10
Thế nào là nguyên tố s, p, d, f ?
LỜI GIẢI
Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.
Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.
Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.
Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có -electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.
Bài 2 trang 30 sgk hoá học 10
Các electron thuộc lớp K hay lớp L liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn ? Vì sao ?
LỜI GIẢI
Các electron thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn lớp L vì gần hạt nhân hơn và mức năng lượng thấp hơn.
Bài 3 trang 30 sgk hoá học 10
Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tính chất hoá học của nguyên tử nguyên tố đó ? Cho thí dụ.
LỜI GIẢI
Trong nguyên tử, những electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của nguyên tử nguyên tố.
Thí dụ : Liti, natri có le ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất cua kim loại, oxi và lưu huỳnh đều có 6e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của phi kim.
Bài 5 trang 30 sgk hoá học 10
Cho biết số electron tối đa ở các phân lớp sau :
a) 2s ; b) 3p ; c) 4s ; d) 3d.
LỜI GIẢI
a) 2s2 ; b) 3p6 ; c) 4s2 ; d) 3d10.
Bài 4 trang 40 sgk hoá học 10
Vỏ electron của một nguyên tử có 20 electron. Hỏi:
a) Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron ?
b) Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron ?
c) Đó là nguyên tố kim loại hay phi kim ?
LỜI GIẢI
Nguyên tư có 20 electron nghĩà là có 20 proton hay số đơn vị điện tích hạt nhân là 20.
Cấu hình electron : ls2 2s2 2p5 3s2 3p6 4s2.
a) Nguyên tử có 4 lớp electron.
b) Lớp ngoài cùng có 2 electron..
c) Đó là kim loại.
Giaibaitap.me