Giải bài 100, 101, 102, 103 trang 17, 18 Sách bài tập Toán 6 tập 1
Câu 100 trang 17 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1
Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa:
a) ({3^{15}}:{3^5}) b) ({4^6}:{4^6}) c) ({9^8}:{3^2})
Giải
a) ({3^{15}}:{3^5} = {3^{15 – 5}} = {3^{10}})
b) ({4^6}:{4^6} = {4^{6 – 6}} = {4^0})
c) ({9^8}:{3^2} = {9^8}:9 = {9^{8 – 1}} = {9^7})
Câu 101 trang 17 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1
a) Vì sao số chính phương không tận cùng bằng các chữ số 2, 3, 7, 8
b) Tổng (hiệu) sau có là số chính phương không ?
3.5.7.9.11 + 3 ; 2.3.4.5.6 – 3
Giải
a) Số chính phương là số bằng bình phương đúng của một số tự nhiên. Theo đó, ta có bảng dưới đây
Tận cùng của m |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Tận cùng của m2 |
0 |
1 |
4 |
9 |
6 |
5 |
6 |
9 |
4 |
1 |
Từ kết quả trên ta thấy, số chính phương không thể tận cùng bằng các chữ số 2,3,7,8
b) 3.5.7.9.11 + 3 = 10395 + 3 = 10398
Số tận cùng là 8 nên tổng trên không phải là số chính phương
2.3.4.5.6 – 3 = 720 – 3 = 717
Số tận cùng là 7 nên hiệu trên không phải là số chính phương
Câu 102 trang 18 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1
Tìm số tự nhiên n, biết rằng:
a) ({2^n} = 16) b) ({4^n} = 64) c) ({15^n} = 225)
Giải
a) Ta có (16 = {2^4}). Suy ra ({2^n} = {2^4}). Vậy n = 4
b) Ta có (64 = {4^3}). Suy ra ({4^n} = {4^3}). Vậy n = 3
c) Ta có (225 = {15^2}). Suy ra ({15^n} = {15^2}). Vậy n = 2
Câu 103 trang 18 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1
Tìm số tự nhiên x mà x50 = x
Giải
Ta có: ({{rm{x}}^{50}} = underbrace {x.x.x…x}_{50 thừa số})
Mà ({x^{50}} = x) nên chỉ có hai giá trị của x thỏa là x = 0 và x = 1
Giaibaitap.me