Giải bài 15, 16, 17, 18, 19, 20 trang 66 Sách bài tập Sinh học 12

0

15. Trong lai tế bào, nuôi cấy 2 dòng tế bào xôma khác loài trong một môi trường dinh dưỡng, chúng có thể kết hợp lại với nhau thành tế bào lai chứa bộ gen của hai loài bố, mẹ. Từ đây phát triển thành cây lai thể đột biến

A. sinh dưỡng.                                           C. tứ bội.

B. đa bội.                                                   D. song nhị bội.

16. Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là

A. các tế bào xôma tự do được tách ra từ mô sinh dưỡng.

B. các tế bào đã được xử lí làm tan màng sinh chất,

C. các tế bào đã được xử lí làm tan thành tế bào.

D. các tế bào khác loài đã hoà nhập để trở thành tế bào lai.

17. Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen ?

A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.

B. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng.

C.Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Petunia.

D. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm.

18. Dạng đột biến nào dưới đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt hoặc không hạt ?

A. Đột biến gen.

B. Đột biến lệch bội.

C. Đột biến đa bội.

D. Đột biến chuyển đoạn gen.

19. Làm thế nào để nhận biết việc chuyển phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào thể nhận đã thành công ?

A. Chọn thể truyền có các dấu chuẩn dễ nhận biết.

B. Dùng CaCl2 làm dãn màng tế bào hoặc xung điện.

C. Dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất.

D. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.

20. Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng để nhân giống nhanh chóng nhiều động vật quý hiếm được gọi là phương pháp

A. nuôi cấy hợp tử                              

B. cấy truyền phôi,

C. kĩ thuật chuyển phôi.                      

D. nhân giống đột biến. 

ĐÁP ÁN

Giaibaitap.me

Leave a comment