Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 17, 19, 20 SGK Toán 6 tập 1
Bài 34 trang 17 sgk toán 6 tập 1
34. Sử dụng máy tình bỏ túi
Các bài tập về máy tính bỏ túi trong cuốn sách này được trình bày theo cách sử dụng máy tính bỏ túi SHARP tk-340; nhiều loại máy tính bỏ túi khác cũng sử dụng tương tự.
a) Giới thiệu một số nút (phím) trong máy tính bỏ túi (h.13);
– Nút mở máy:
– Nút tắt máy:
– Các nút số từ 0 đến 9:
– Nút dấu cộng: +
– Nút dấu “=” cho phép hiện ra kết quả trên màn hiện số:
– Nút xóa ( xóa số vừa đưa vào bị nhầm):
b) Cộng hai hay nhiều số:
c) Dùng máy tính bỏ túi tính các tổng:
1364 + 4578; 6453 + 1469; 5421 + 1469;
3124 + 1469; 1534 + 217 + 217 + 217.
Bài giải:
Đây là bài tập giúp các bạn làm quen với cách sử dụng máy tính bỏ túi. Điều cần thiết là các bạn cần có một chiếc máy tính bỏ túi và tự thực hành theo các hướng dẫn trên.
Với các loại máy khác nhau thì các phím chức năng như tắt, bật, xóa, … có thể khác nhau. Do đó bạn cần nhờ Ba, Mẹ, Anh, Chị hoặc bạn bè để giúp các bạn làm quen dần.
Chẳng hạn với phép tính 1364 + 4578, các bạn nhấn phím như sau:
+ Đầu tiên nhấn nút mở máy (Với máy tính trên là ON/C; với fx-570 là ON)
+ Sau đó nhấn các phím số 1, 3, 6, 4
+ Nhấn phím +
+ Nhấn tiếp các phím số 4, 5, 7, 8
+ Cuối cùng nhấn phím = để hiển thị kết quả.
Kết quả: 5942
Các bạn làm tương tự với các phần còn lại. Kết quả:
1364+4578=59426453+1469=79225421+1469=68903124+1469=45931534+217+217+217=2185
Bài 35 trang 19 sgk toán 6 tập 1
35. Tìm các tích bằng nhau mà không cần tính kết quả của mỗi tích:
15 . 2 . 6; 4 . 4 . 9; 5 . 3 . 12; 8 . 18; 15 . 3 . 4; 8 . 2 . 9.
Bài giải:
Hãy nhận xét những tích trong đó tích của hai thừa số trong tích này lại bằng một thừa số trong tích khác. Chẳng hạn, trong tích 15 . 2 . 6 có 15 = 5 . 3 trong tích 5 . 3 . 12 và ngược lại, trong tích 5 . 3 . 12 lại có thừa số 12 = 2 . 6 trong tích 15 . 2 . 6.
ĐS: 15 . 2 . 6 = 5 . 3 . 12 = 15 . 3 . 4;
4 . 4 . 9 = 8 . 18 = 8 . 2 . 9.
Bài 36 trang 19 sgk toán 6 tập 1
36. Có thể tính nhầm tích 45 . 6 bằng cách:
– Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân:
45 . 6 = 45 . (2 . 3) = (45 . 2) . 3 = 90 . 3 = 270.
– Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
45 . 6 = (40 + 5) . 6 = 40 . 6 + 5 . 6 = 240 + 30 = 270.
a) Hãy tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân:
15 . 4; 25 . 12; 125 . 16.
b) Hãy tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
25 . 12; 34 . 11; 47 . 101.
Bài giải:
a) 15 . 4 = 15 . 2 . 2 = 30 . 2 = 60;
25 . 12 = 25 . 4 . 3 = 100 . 3 = 300
125 . 16 = 125 . 8 . 2 = 1000 . 2 = 2000
b) 25 . 12 = 25(10 + 2) = 250 + 50 = 300;
34 . 11 = 34(10 + 1) = 340 + 34 = 374;
47 . 101 = 47(100 + 1) = 4700 + 47 = 4747.
Bài 37 trang 20 sgk toán 6 tập 1
37. Áp dụng tính chất a(b – c) = ab – ac để tính nhẩm:
Ví dụ: 13 . 99 = 13 . (100 – 1) = 1300 – 13 = 1287.
Hãy tính: 16 . 19; 46 . 99; 35 . 98.
Bài giải:
16 . 19 = 16(20 – 1) = 320 – 16 = 304;
46 . 99 = 46(100 – 1) = 4600 – 46 = 4554;
35 . 98 = 35(100 – 2) = 3500 – 70 = 3430.
Giaibaitap.me