Giải bài 85, 86, 87, 88 trang 23 Sách Bài Tập Toán 7 tập 1
Câu 85 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 7 tập 1
Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn rồi viết chúng dưới dạng đó:
({{ – 7} over {16}};{2 over {125}};{{11} over {40}};{{ – 14} over {25}})
Giải
Các phân số ({{ – 7} over {16}};{2 over {125}};{{11} over {40}};{{ – 14} over {25}}) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn vì mẫu số của các phân số đó chỉ có thừa số nguyên 2 và 5.
({{ – 7} over {16}} = – 0,4375;{2 over {125}} = 0,016;)
({{11} over {40}} = 0,275;{{ – 14} over {25}} = – 0,56)
Câu 86 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 7 tập 1
Viết dưới dạng gọn (có chu kì trong dấu ngoặc) các số thập phân vô hạn tuần hoàn sau:
0,3333 ; -1,3212121… ; 2,513513513… ;13,26535353…
Giải
0,3333 = 0.(3)
-1,3212121… = -1,3(21)
2,513513513… 2,(513)
13,26535353…=13,26(53)
Câu 87 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 7 tập 1
Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn rồi viết chúng dưới dạng đó:
({5 over 6};{{ – 5} over 3};{7 over {15}};{{ – 3} over {11}})
Giải
Các phân số ({5 over 6};{{ – 5} over 3};{7 over {15}};{{ – 3} over {11}}) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn vì mẫu số của các phân số đó có chứa thừa số nguyên tố khác 2 và 5.
({5 over 6} = 0,8333… = 0,8(3))
({{ – 5} over 3} = – 1,666… = – 1,(6))
({7 over {15}} = 0,4666… = 0,4(6))
({{ – 3} over {11}} = – 0,272727… = – 0,(27))
Câu 88 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 7 tập 1
Để viết số 0,(25) dưới dạng phân số, ta làm như sau:
(0,left( {25} right){rm{ }} = {rm{ }}0,left( {01} right).25 = {1 over {99}}.25 = {{25} over {99}}) (Vì ({1 over {99}} = 0,(01)))
Theo cách trên, hãy viết các số thập phân sau đây dưới dạng phân số:
0,(34) ; 0,(5) ; 0,(123)
Giải
Ta có:
(eqalign{
& 0,(34) = 0,(01).34 = {1 over {99}}.34 = {{34} over {99}} cr
& 0,(5) = 0,(1).5 = {1 over 9}.5 = {5 over 9} cr
& 0,(123) = 0,(001).123 = {1 over {999}}.123 = {{123} over {999}} = {{41} over {333}} cr} )
Giaibaitap.me