Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 22 SGK Vật lí 10
Bài 9 trang 22 sgk Vật lí 10
9. Câu nào đúng?
A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn.
C. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm theo thời gian.
D. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.
Trả lời:
D
Bài 10 trang 22 sgk Vật lí 10
10. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì
A. v luôn luôn dương.
B. a luôn luôn dương.
C. a luôn luôn cùng dấu với v.
D. a luôn luôn ngược dấu với v.
Chọn đáp án đúng.
Trả lời:
C
Bài 11 trang 22 sgk Vật lí 10
11. Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động nhanh dần đều?
A. v + v0 = √2as
B. v2 + v02 = 2as
C. v – v0 = √2as
D. v2 – v02 = 2as
Trả lời:
D
Bài 12 trang 22 sgk Vật lí 10
12. Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút tàu đạt tốc độ 40 km/h.
a) Tính gia tốc của đoàn tàu.
b) Tính quãng đường mà tàu đi được trong 1 phút đó.
c) Nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau bao lâu nữa tàu đạt tốc độ 60 km/h.
Trả lời:
Chọn gốc tọa độ, gốc thời gian là lúc tàu bắt đầu rời ga, chiều dương là chiều chuyển động.
a) Ta có: a = ( frac{v -v_{0}}{t}) (v = 40 km/h = ( frac{40 . 1000}{3600}) m/s)
v0 = 0; t = 1 phút = 60s
=> a = ( frac{40000}{60.3600}) = 0, 185 m/s2
b) Ta có
s = v0t + ( frac{at^{2}}{2}) = ( frac{0,185}{2}.(60)^{2}) = 333m
c) Áp dụng công thúc
v = v0 + at
=> t = ( frac{v -v_{0}}{a}) (v = 60 km /h = 60.( frac{1000}{3600}) m/s = ( frac{100}{6} m/s))
=> t = ( frac{100}{6.0,185}) ≈ 90s.
Giaibaitap.me