Giải bài C1, C2, C3 trang 15, 16 SGK Vật lý 6

0

Bài C1 trang 15 sgk vật lý 6

C1. Quan sát hình 4.2 và mô tả cách đo thể tích của hòn đá bằng bình chia độ.

Bài giải:

Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ (V1 = 150 cm3); thả hòn đa vào bình chia độ; đo thể tích nước dâng lên trong bình (V2 = 200 cm3); thể tích hòn đá bằng

 V2 – V1 = 200 – 150 = 50 cm3.


Bài C2 trang 15 sgk vật lý 6

C2. Nếu hòn đá to không bỏ lọt bình chia độ thì người ta dùng thêm bình tràn và bình chứa để đo thể tích của nó như hình 4.3a.

Hãy mô ta cách đo thể tích hòn đá bằng phương pháp bình tràn vẽ ở hình 4.3

Bài giải:

Khi hòn đá không bỏ lọt bình chia độ thì đổ đầy nước vào bình tràn, thả hòn đá vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích nước chàn ra bằng bình chia độ, ta được thể tích hòn đá.


Bài C3 trang 16 sgk vật lý 6

C3. Chọn từ thích hợp trong khung đề điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo được bằng cách:

a) (1)…….. vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng (2) …………. bằng thể tích của vật.

b) Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì (3)………….. vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng (4)………… bằng thể tích của vật.

–    tràn ra

–    thả chìm

–    thả

–    dâng lên

Trả lời :

(1) – thả chìm;                                       (2) – dâng lên;

(3) – thả;                                                (4) – tràn ra.

Giaibaitap.me

Leave a comment