Giới thiệu về bia Vĩnh Lăng

0

Bia Vĩnh Lăng dựng năm. 1443 trên đỉnh đồi ở phía đông Tây Hồ, tây nam điện Lam Kinh. Khoảng cách giữa lăng và nhà bia chừng 300 m.

Mặt bia nhìn về hướng nam. Bia làm bằng đá nguyên khối cao 2,79 m; rộng l,94 m; dày 0,27 m, đặt trên lưng một con rùa đá đài 3,46 m; rộng l,94 m và cao 0,90 m (kế cả đế). Ngày trước có nhà bia nhưng đã bị cháy còn trơ lại các chân cột bằng đá. Nhà bia hiện tại mới được dựng lại năm 1961, nền hình vuông, mỗi cạnh 8,8 m, bôn mái cong, lợp ngói mũi hài, đỡ bằng 16 cột, mỗi góc có 4 cột theo kiểu kiến trúc thời Lê.

Trán bia trang trí hình vuông, trong là hình tròn tượng trưng cho trời và đất. Giữa hình vuông và hình tròn là hình mây cách điệu tinh tế. Chính giữa khắc một đầu rồng nhìn thẳng, thân uôn lượn uyên chuyến quanh mặt trời, biểu trưng là thiên tử (con trời) được sinh ra do trời và đât. Hai bên riềm bia, mỗi bên có 9 hình nửa lá đề, trong mỗi lá đề là rồng uốn lượn, đầu vươn lên trên nối tiếp nhau, phần còn lại chạm hình hoa cúc dây rất tinh xáo.

Văn bia ngắn gọn, cô đọng, mô thuật toàn bộ gia tộc, thân thể, sự nghiệp, công lao của vua Lê Thái Tổ và ca ngợi lòng khoan dung độ lượng đối với kẻ thù. Văn bia do danh nhân văn hoá, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi soạn.

Leave a comment