Hào khí Đông A

0

Hào khí Đông A

Bài thơ rất ngắn gọn nhưng lại ẩn chứa bao nội dung và ý nghĩa sâu xa, nó vừa là lời tự biểu hiện tâm tình của Trần Quang Khải vừa vang vọng hào khí của cả một dân tộc, một thời đại, đó là khí thế quyết chiến quyết thắng giặc ngoại xâm và niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của đất nước.

Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liệu:

Chử Đồng Tử

Theo lối chiết tự, chữ Trần còn có thể đọc là Đông A (vì được ghép từ hai chữ Đông và A). Khi nhà Trần tại Việt Nam thành công trong việc chống lại sự xâm lấn của nhà Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần còn được gọi là “hào khí Đông A”.

1.Giải thích: – Nhà Trần thừa kế truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước Đại Việt trên cơ sở ý thức tự lập , tự cường dân tộc .Ba lần giặc Nguyên – Mông sang xâm lược nước ta là ba lần chúng đều đại bại.Dưới thời Trần , đất nước hoà bình , thịnh trị , nhân dân sống ấm no. – Hào khí Đông A là hào khí đời Trần .Do chữ Trần gồm bộ A và chữ Đông hợp thành .Tuy nhiên ,nói tới hào khí Đông A không chỉ nói riêng hào khí đời Trần mà cong chỉ hào khí của cả giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X dến thế kỷ XV. – Biểu hiện của hào khí Đông A là tinh thần tự lập , tự cường , lòng yêu nước , khát vọng lập công giúp nước ; ý chí quyết chiến , quyết thắng mọi kẻ thù.2. Hào khí Đông A thể hiện trong bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải: – Hoàn cảnh sáng tác:+Cuối năm 1284, quân Nguyên – Mông do Thoát Hoan càm đầu ồ ạt tấn công nước ta lần thứ II.Trước sức mạnh của quân giặc ,Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông phải rời kinh đo đi lánh nạn.Nhưng chỉ mấy tháng sau , vào tháng 5-1285(tháng 4 năm Ất Dậu ),quân ta đã phản công baats ngờ, chiến thắng lớn ở trận Hàm Tử, tháng 7 – 1285 (tháng 6 năm Ất Dậu), ta lại thắng lớn ở Chương Dương.Kẻ thù thất bại hoàn toàn. +Sau chiên thắng,Trần Quang Khải là người hộ giá hai vua Trần trở về kinh do.Trong không khí ngày khải hoàn,Trần Quang Khải đã cảm hứng làm bài thơ này. – Tái hiện lại khí thế chiến thắng của dân tộc,bày tỏ niềm tự hào của tác giả : Đoạt sóc Chương Dương độ. Cầm Hồ Hàm Tử quan. (Chương Dưong cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù) – Khát vọng xây dựng đất nước vững bền lâu đời Thái bình nghi nỗ lực Vạn cổ thử giang san (Thái Bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu)3. Hào khí Đông A trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão – Hoàn cảnh sáng tác : Năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh Chiêm Thành,nhưng thực ra định xâm lược nước ta.Trước tình hình ấy,vua Trần mở hội nghị Bình Than bàn kết hoạch đánh giặc.Sau đó,Phạm Ngũ Lão và một số vị tướng được cử lên biên ải phía Bắc để trấn giữ đất nước.Hoàn cảnh lịch sử chắc chắn đã ảnh hưởng nhiều dến hào khí trong bải thơ. – Hào khí dân tộc thể hitện qua tư thế,hành động của người trai Đại Việt : Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu, Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu. (Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân hùng khí ắt sao Ngưu) – Khát vọng lập công giúp nước, tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc : Nam nhi vị liễu công danh trái. Tu thính nhân gian nghe thuyết Vũ Hầu. (Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)4.Kết luận :– Hào khí Đông A còn thẻ hiện không chỉ ở lĩnh vực chính trị,lịch sử mà cả trên các lĩnh vực văn hoá,học thuật… – Hào khí này sẽ âm vang ở thời đại sau.Trong Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu có tư thế của một con người tráng chí bốn phương,tâm hồn phóng khoáng,rộng mở.Trong Cảm hoài của Đặng Dung có phong thái của đấng anh hùng thất bại mà vẫn ngạo nghễ trước cuộc đời…

Leave a comment