Hãy chứng minh rằng tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng chiến lược xuyên suốt bài Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
Đề bài: Hãy chứng minh rằng tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng chiến lược xuyên suốt bài Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
Nhân nghĩa là một trong những truyền thống quí báu, trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử văn chương của dân tộc. Và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) là một trong những áng văn thấm đượm tinh thần này.
Tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng có ‘tính chất phổ biến được thời đại bấy giờ mặc nhiên thừa nhận. “Nhân nghĩa” là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. Bình Ngô đại cáo áng “thiên cổ hùng văn” không chỉ là lời tuyên cáo hùng hồn về thắng lợi rực rỡ của đất nước trong cuộc chiến đấu chống quân Minh mà còn là bài ca tuyệt đẹp về lòng nhân nghĩa của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, của nhân dân, đất nước Đại Việt. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ngay trong những câu văn đầu tiên:
Tửng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Câu văn như một định nghĩa giản dị, súc tích về tư tưởng nhân nghĩa. Với Lê Lợi, Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là yên dân, an dân, là thương dân, yêu dân, coi dân như con. Độì tượng mà hành động nhân nghĩa hướng tới là dân, là dân đen, con đỏ. Yên dân nên phải trừ bạo, trừ bạo để yên dân – đó là lôgic biện chứng trong tư tưởng nhân nghĩa cao cả của Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược, đó chính là điểm mới mẻ, tiến bộ trong quan niệm nhân nghĩa này. Thay vì chiến đấu cho quyền lợi của dòng tộc như các đấng quân vương khác, Lê Lợi đã dửng trên lập trường của nhân dân, vì dân mà chiến đấu. Dân là xuất phát điểm, là động lực và cũng là mục đích để đội quân điếu phạt tiễu trừ bạo tàn. Chính điều đó làm nên sự sâu sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
Trên lập trường nhân bản, bài cáo đã vạch trần tội ác tày trời của giặc:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi…
Bằng nhãn quan nhân nghĩa, Nguyễn Trãi thấu suốt mọi tội ác của quân Minh. Hiện thực về sự dã man, bạo tàn được phơi bày không che đậy. Không thâu hiểu nỗi đau đớn muôn dân phải chịu đựng, chắc chắn Nguyễn Trãi không thể viết được những câu văn đanh thép mà đau đớn như thế. Và cũng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã tuyên cáo về tội ác trời biển không thể dung thứ của giặc bằng những câu vãn hình ảnh, thấm đẫm nỗi xót xa, căm phẫn:
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Càng căm phẫn quân bạo tàn, ngạo ngược, đội quân điếu phạt càng ra sức chiến đấu trừng trị bọn chúng:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Trong suốt cuộc chiến đâu giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, lá cờ nhân nghĩa luôn được giương cao, làm kim chỉ nam cho mọi hành động:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Đấu lại với bạo tàn lẽ tất nhiên phải dùng bạo lực. Nhưng với nghĩa quân Lam Sơn, bạo lực phải đi kèm với nhân nghĩa. Mà không chỉ là nhân nghĩa thông thường mà còn là đại nghĩa, chí nhân – nghĩa là nhân nghĩa ở mức tuyệt đỉnh. Nhân nghĩa trở thành động lực để đạo quân Lam Sơn xoay chuyển tình thế từ yếu sang mạnh, từ ít địch nhiều, và chiến thắng đến với đội quân nhân nghĩa là tất yếu. Nhân nghĩa trở thành đường lối, trở thành kế sách đánh giặc tấn công.
Tấm lòng nhân nghĩa của Lê Lợi, Nguyên Trãi, của những người đứng đầu nghĩa quân Lam Sơn khộng chỉ dành cho muôn dân nước nhà. Lòng nhân nghĩa Còn được rộng mở, biểu hiện bằng sự khoan dung đối với quân giặc. Khi quân Minh bại trận, tướng giặc như hổ đói vẫy đuôi, quân ta đã mở đường hiếu sinh tha chết cho chúng, thậm chí còn cấp cho thuyền ngựa để chúng dẫn tàn quân về nước:
Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiệc thuyền, ra đến bề mà vẫn hồn bay phách lạc;
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run
Hiếm thấy trong cuộc chiến nào đất nước bị xâm lăng lại có thái độ khoan hòa, độ lượng đến thế. Lê Lợi không cho quân truy sát kẻ thù đến cùng không chỉ bởi sự hoà hiếu thực lòng của quân giặc mà còn bởi:
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức
Xét đến cùng, mọi hành động nhân nghĩa đều xuất phát từ những suy nghĩ cho dân, vì dân, muộn giữ sức cho dân. Đấng quân vương trong triều đại phong kiến cũng chỉ nhân nghĩa đến thế là cùng.
Có thể nói tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt bài cáo, làm nên vẻ đẹp nhân văn cao cả của một tác phẩm văn chương, thể hiện tinh thần nhân đạo trong tâm tư của nhà chiến lược đại tài, của người anh hùng suốt đời vì dân, vì nước.
Bình Ngô đại cáo không chỉ là lời tuyên bố về chiến thắng của quân ta trước sự xâm lăng của quân Minh mà còn là lời đại cáo về tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân, dân tộc Việt Nam.