Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa lịch sử trọng đại của bản Tuyên ngôn Độc lập
Đề bài: Nêu vắn tắt hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa lịch sử trọng đại của bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2 -9 -1945.
BÀI LÀM
Khi phát xít Nhật dầu hàng Đồng Minh, nhân dân cả nước ta đã nổi đậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 19-8-1945, Hà Nội giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 26-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số” 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2-9-Ì945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào.
Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn. tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước: kỉ nguyên của Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa xã hội. Tuyên ngôn Độc lập là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép> lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục.
Tuyên ngôn Độc lập được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: nhân dân ta vừa tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, lập nên một nước Việt Nam mới, nhưng bọn đế quốc, thực dân lại đang âm mưu chuẩn bị chiếm lại nước ta. Chúng nấp sau quân Đồng Minh vào tước khí giới quân đội Nhật: tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dàn đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mỹ; tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chính Pháp. Thực dân Pháp lại trắng trợn tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải thuộc quyền của người Pháp. Trong bối cảnh đó Tuyên ngôn Độc lập không phải chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà còn để nói với thế giới, đặc biệt là với bọn đế quốc, thực dân nhằm bác bỏ dứt khoát những luận điệu đó.
Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự nối tiếp – nâng cao của lịch sử dân tộc trong thời đại mới: không chỉ giải quyết được yêu cầu Độc lập cho dân tộc như hai bản Tuyên, ngôn Độc lập thời kì phong kiến (Thơ thần ở thế kỉ XI và Bình Ngô đại cáo ở thế kỉ XV) mà còn giải quyết thêm một yêu cầu nữa hết sức quan trọng là Dân chủ cho nhân dân. Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 đã khẳng định một sự thật lịch sử chưa từng có của Cách mạng Việt Nam: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”. Như vậy, cũng có nghĩa là cùng với chữ Độc lập, Tuyên ngôn đã có thêm chữ Tự do. Đó là tư tưởng lớn, chân lí của thời đại mà sau này Bác đã đúc kết trong câu nổi nổi tiếng; “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”.
Tuyên ngôn Độc lập phồn ánh khát vọng, sức mạnh và ý chí quyết tám giành và giữ vững Độc lập, Tự do của dân tộc Việt Nam. Nó là áng thiên cổ hùng văn của thời đại mới.