Hướng dẫn soạn bài: bài viết số 6

0

Hướng dẫn soạn bài: bài viết số 6

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Hướng dẫn soạn bài: Hồi trống cổ thành

ĐỀ BÀI THAM KHẢO

1. Giới thiệu bàiPhú sông Bạch Đằngcủa Trương Hán Siêu.

2. Giới thiệu tác gia Nguyễn Trãi.

3. Giới thiệu bài văn biaHiền tài là nguyên khí của quốc giacủa Thân Nhân Trung.

4. Giới thiệu bàiTựa “Trích diễm thi tập”của Hoàng Đức Lương.

5. Giới thiệuChuyện chức phán sự đền Tản Viêncủa Nguyễn Dữ.

HƯỚNG DẪN

1. Đây là kiểu bài thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn học; cần phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp thuyết minh thích hợp với từng đối tượng để làm bài. Trong các đề bài trên, đề (2) có đối tượng thuyết minh là tác gỉa văn học; các đề (1), (3), (4), (5) thuộc dạng thuyết minh về một tác phẩm văn học.

2. Để giải quyết được yêu cầu của đề bài, cần chuẩn bị tri thức cũng như tính toán cách làm bài theo các bước sau:

a) Huy động tư liệu, tìm hiểu tri thức về đối tượng thuyết minh (thể loại hoặc vấn đề văn học).

b) Lựa chọn nội dung thông tin chính xác, khách quan về đối tượng thuyết minh để trình bày trong bài văn.

c) Lập dàný cho bài văn theo bố cục 3 phần:

– Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng cần thuyết minh.

– Thân bài: Trình bày nội dung thông tin về đối tượng thuyết minh theo trình tự nhất định (trình tự lô gích của đối tượng hoặc trình tự nhận thức, quan hệ nhân – quả,…).

– Kết bài: Có thể đưa ra nhận định chung về đối tượng, ý nghĩa của việc tìm hiểu đối tượng đã thuyết minh.

d) Viết bài văn thuyết minh với dàn ý đã lập.

Gợi ý làm bài văn thuyết minh với các đề bài cụ thể

a) Thuyết minh về bàiPhú sông Bạch Đằngcủa Trương Hán Siêu, có thể trình bày theo các ý sau:

b) Thuyết minh về tác gia Nguyễn Trãi, có thể trình bày theo các ý sau:

c) Dựa vào gợi ý thuyết minh bàiPhú sông Bạch Đằngđể thực hiện yêu cầu của các đề (3), (4), (5). Nội dung cụ thể cần trình bày về các đối tượng không giống nhau nhưng có thể lấy dàn ý của bài này để áp dụng cho các bài thuyết minh về tác phẩm văn học.

Leave a comment