Hướng dẫn soạn bài: Hồi trống cổ thành

0

Hướng dẫn soạn bài: Hồi trống cổ thành

Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết chương hồi đồ sộ và có nhiều giá trị. Hồi trống cổ thành là đoạn trích thể hiện nổi bật tính cách, phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Vũ.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Hướng dẫn soạn bài: Luyện tập về liên kết trong văn bản (Tiếp theo)

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. La Quán Trung (1330?-1400?), nhà văn Trung Quốc, tên là La Bản, tự Quán Trung, hiệu Hồ Hải tản nhân, người Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, sống vào khoảng cuối Nguyên, đầu Minh.

“La Quán Trung với các tác phẩm của mình, đặc biệt là Tam quốc chí diễn nghĩa, đã trở thành người mở đường cho tiểu thuyết lịch sử sau này.”([1])

Về tác phẩm, ngoài Tam quốc chí diễn nghĩa, ông còn viết Tuỳ đường l­ưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện, và vở tạp kịch Tống Thái Tổ long hổ phong vân hội.

2. Tam quốc diễn nghĩalà bộ tiểu thuyết được viết theo kết cấu chương hồi.

Tiểu thuyết chương hồi thoát thai từ thoại bản, một loại tiểu thuyết bạch thoại từ đời Tống… Thoại bản giảng sử thường là trường thiên. Câu chuyện lịch sử dài, phải chia làm nhiều đoạn, kể làm nhiều lần (hồi). Để phân biệt, người ta đặt tiêu đề cho mỗi hồi gọi là “hồi mục”, và để hấp dẫn, người ta ngắt ở những đoạn có tình tiết quan trọng, và kết bằng câu: “Muốn biết sự việc ra sao, xin xem hồi sau phân giải”. Những đoạn ấy thành chương, hồi trong truyện dài.

…Chịu ảnh hưởng kết cấu thoại bản, tiểu thuyết chương hồi có mấy đặc điểm: tr­ước hết, nội dung câu chuyện được thể hiện chủ yếu qua hành động và ngôn ngữ nhân vật hơn là qua sự miêu tả tỉ mỉ về tâm lí, tính cách. Thứ hai, câu chuyện được phát triển qua những tình tiết có xung đột căng thẳng mang nhiều kịch tính. Cuối cùng, nghệ thuật khắc hoạ nhân vật mang nhiều tính ­ước lệ.”([2])

3. Trong đoạn tríchHồi trống Cổ Thành, thông qua sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công, tác giả ca ngợi phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi: cương trực, trung thành và trọng nghĩa khí – những phẩm chất đáng trân trọng của một trang hảo hán trong xã hội x­ưa.

II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm hiểu khái quát về tác phẩmTam quốc diễn nghĩa

Gợi ý: Đây là bộ tiểu thuyết lịch sử dài 120 hồi, ra đời giữa thế kỉ XIV. Tr­ước khi trở thành tiểu thuyết, cốt truyện của nó được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân và được thêm thắt, bổ sung nhiều. Cuối đời Nguyên đầu đời Minh, La Quán Trung thu thập những câu chuyện lưu truyền trong nhân dân, dựa vào những bản chép tay của những nhà viết sử và những tác phẩm văn học nghệ thuật ra đời tr­ước đó, chỉnh lí lại thành Tam quốc diễn nghĩa.

Phần lớn những sự kiện, nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa lấy từ những câu chuyện, con người có thật trong lịch sử thời Tam quốc. Nhưng do quá trình hình thành phức tạp và chịu sự chi phối của tư tưởng “tôn Lưu biếm Tào” nên những nhân vật và sự kiện đó có khoảng cách khá xa với sự thật lịch sử.

Đoạn trích thuộc hồi thứ 28 của tác phẩm

2. Tóm tắt phần tr­ước của đoạn trích

Quan Công trúng kế của Tào Tháo, dẫn quân ra ngoài thành Hạ Bì nên bị thất thủ. Ba anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi lạc nhau mỗi người một nơi. Khi Quan Công bị quân Tào bắt, Trương Liêu, một viên  tướng của Tào Tháo là bạn của Quan Công thời trẻ đã đến thuyết phục Quan Công về với Tào Tháo. Quan Công ra ba điều kiện trong đó có một điều kiện là hễ nghe tin Lưu bị ở đâu thì phải để cho Quan Công về ngay với anh. Khi nghe tin Lưu Bị sống ở bên Viên Thiệu, Quan Công đã vượt qua năm cửa ải, chém sáu tướng, đ­ưa hai chị dâu là Cam phu nhân và Mi phu nhân về với Lưu Bị. Trên đường về, đến Cổ Thành, gặp Trương Phi và xung đột đã xảy ra do hiểu lầm.

3. Tìm hiểu bố cục đoạn trích

Gợi ý: Có thể chia đoạn trích làm 5 phần:

Những tình tiết cuối khiến kết cục câu chuyện được giải quyết triệt để hơn, cũng có thể xem phần này thuộc phần mở nút.

4. Phân tích những biện pháp nghệ thuật cơ bản đã được sử dụng để khắc hoạ tính cách nhân vật Trương Phi.

Gợi ý: Nghệ thuật miêu tả ngoại hình  và tính cách nhân vật: qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, trong quan hệ với các nhân vật khác…

5. Phân tích tính cách nhân vật Trương Phi

Gợi ý:

Trương Phi vốn là người cương trực, nóng nảy, suy nghĩ đơn giản. Nhưng ở đoạn này, Trương Phi không dễ dàng nghe lời thanh minh của Tôn Càn hay sự bênh vực Cam phu nhân và Mi phu nhân đối với Quan Công. Chứng tỏ, sự nghi ngờ trong Trương Phi rất lớn, tr­ước vấn đề hệ trọng, Trương Phi quả là rất cẩn trọng. Bởi thế, chỉ có một cách duy nhất là Quan Công tự thanh minh cho mình bằng hành động mới thuyết phục được Trương Phi.

Như thế, Trương Phi không chỉ là người nóng nảy, thô lỗ  mà còn là người tế nhị và cẩn trọng nữa. Tế nhị và thô lỗ là hai nét tính cách đối lập nhau, vậy mà lại thống nhất với nhau trong con người Trương Phi. Điều đó cũng giống như Quan Công vừa tự cao lại vừa khiêm nh­ường vậy. Cái tài của tác giả là đã tạo ra được tình huống cho cả hai nhân vật chính của tác phẩm đều bộc lộ sự thống nhất của những nét tính cách đối lập trong bản thân một nhân vật. Vì thế, đoạn trích có kịch tính và rất hấp dẫn đối với người đọc.

6. Cả hai nhân vật Trương Phi và Quan Công đều bộc lộ nét tính cách đối lập so với bản thân tr­ước đó, hãy phân tích để thấy rõ điểm này.

Gợi ý:

7. Phân tích tính cách nhân vật Quan Công

8. Phân tích diễn biến tâm lí của các nhân vật

Gợi ý:

9. Bình luận nhan đềHồi trống Cổ Thành

Gợi ý:

Nhan đề Hồi trống Cổ Thành vừa gợi lên không khí trận mạc, vừa là biểu tượng cho lòng trung nghĩa, cho tinh thần dũng cảm và quang minh chính đại.

10. Có thể đối chiếu với bàiTức cảnhcủa Hồ Chí Minh để hiểu rõ hơn tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích. Đồng thời thấy được tư tưởng đề cao tín nghĩa của người xưa.

TỨC CẢNH

HỒ CHÍ MINH

Nguyên văn:

Thụ sao([3]) xảo hoạ Trư­ơng Phi t­ượng, Xích nhật tr­ường minh Quan Vũ tâm; Tổ quốc chung niên vô tín tức, Cố hư­ơng mỗi nhật vọng hồi âm.

Dịch thơ:

Cành lá khéo in hình Dực Đức, Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công; Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng, Tin tức bên nhà bữa bữa trông.

Nam Trần dịch

Leave a comment