Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 5 – Văn nghị luận

0

I. Mở bài:

– Giới thiệu về Bác Hồ với những vinh danh:

+ Dân tộc Việt Nam tự hào đã sinh ra Chủ tịch HồChí Minh.

+ Là một người con ưu tú, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dânViệt Nam,anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

+ Nhân dân Việt Nam ai cũng yêu quý, tôn kính gọiNgười là Bác Hồ kính yêu.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu tómtắt về cuộc đời, sự nghiệp của Bác:

– Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) sinh ra trong một giađình nhà nho yêu nước ở vùng quê nghèo xứ Nghệ – nơi có truyền thống anh dũngchống ngoại xâm.

– Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, Bác đã sớm nhận ra sựlầm than, đau thương của nhân dân, sự mất chủ quyền của đất nước dưới ách đô hộcủa thực dân Pháp.

– Vì vậy, năm 1911, từ bến Cảng Nhà Rồng, Người đã ra đi tìmcon đường cứu nước. Ba mươi năm bôn ba nước nước ngoài hoạt động cách mạng bíẩn với biết bao khó khăn, gian khổ nhưng Bác không nản chí, vẫn kiên trì hoànthành chí lớn, tìm đường đi cho cách mạng Việt Nam.

– Năm 1941, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo nhân dân đánhPháp, đuổi Nhật giành thắng lợi. Ánh sáng cách mạng mà người tìm ra con đườngdẫn lối của dân tộc Việt Namđi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác . Sự kiện Cách mạng tháng Tám thành cônglà một minh chứng cho đường lối cách mạng đúng đắn của Bác.

– 2/9/1945, Bác đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa, xóa bỏ hơn 80 năm nô lệ.

– Rồi Bác lãnh đạo nhân dân ta tiến hành hai cuộc khángchiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ để đi đến thắng lợi hoàn toàn.

=> Cả cuộc đời Bác đã cống hiến trọn vẹn cho nhân dân,cho đất nước. Bác là người Việt Namđẹp nhất thế kỉ XX.

2. Suy nghĩ vềcuộc đời và sự nghiệp của Bác:

– Bác đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do củadân tộc. Sự hi sinh của Bác đã làm cho đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do,đưa nhân dân ta thoát khỏi ách nô lệ.

– Bác là tấm gương sáng cho mọi thế hệ người Việt Nam noi theo.

– Tên tuổi Bác, sự nghiệp cách mạng của Người sống mãi cùngnon sông, đất nước…

– Tất cả những việc làm của Bác xuất phát từ lòng yêu nướcnồng nàn, lòng thương dân, thương những kiếp người lầm than cực khổ…

– Tỏ lòng biết ơn Bác, ngày nay khắp mọi nơi trên đất nướcta đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức ở Bác.

– Là học sinh, chúng ta ta thực hiện tốt 5 điều Bác dạy vàgóp phần đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lúc sinh thờiBác đã từng mong ước.

III. Kết bài:Khẳng định lại công lao to lớn của Bác.

I. Mở bài:
Lá xanh tươi rồi cũng sẽ về với cội, cuộc sống con người hối hả rồicũng sẽ lắng vào dòng cát bụi thời gian. Nên lá kia đâu thể mãi màu xanh thángnăm. Nên tuổi đời con người đâu thể “Hai lần thắm lại”. Cho nên là người thìphải sống một cuộc đời có ý nghĩa. Phải có ý chí, nghị lực để vượt lên hoàncảnh, vượt lên những khó khăn, gian nan phía trước. Giống như anh Nguyễn NgọcKý, anh Hoa Xuân Tứ, anh Đỗ Trọng Khôi… họ đều là những người không may mắnnhưng họ vẫn tự mình vươn lên. Họ là “những người không chịu thua số phận”, lànhững tấm gương sáng cho tất cả chúng ta học tập.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
– “Số phận” ở đây được hiểu là những nỗi khốn khổ về hoàn cảnh hoặc bấthạnh ( tàn tật, khiếm khuyết,…) về thể xác của một ai đó. Xưa nay, số phậnthường được nhiều người coi là sự an bài của ông trời, do trời định đoạt “Ngẫmhay muôn sự tại trời” (Nguyễn Du, “Truyện Kiều”) nên người có số phận bất hạnhthường có tâm lí cam chịu, trời phạt đành chịu…
– “Những người không chịu thua số phận” là những con người có ý chí, nghị lực,niềm tin vào cuộc sống. Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên đểsống một cuộc sống có ích và ý nghĩa.
2. Biểu hiện:
– Những con người không chịu thua số phận là những con người:
+ Có nhận thức đúng đắn về số phận ( họ nhận ra rằng số phận nằm trong tay mỗicon người và họ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựngcuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân, để trở thành người có ích…)
+ Có nhiều đóng góp cho xã hội ( họ tự phục vụ mình, làm ra của cải nuôi sốngbản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, cống hiến cho xã hội…)
+ Họ là những tấm gương sáng ( tấm gương vươn lên trên nỗi bất hạnh của mình đểcất lên những tiếng ca ca ngợi cuộc đời, nhen lên niềm tin lẽ sống cho mọingười…)
– Nhắc đến “những người không chịu thua số phận”, trong chúng ta, ai cũng vôcùng cảm phục khi nói về những tấm gương giàu nghị lực như:
+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù bị liệt hai tay từ nhỏ nhưng thầy vẫn quyếttâm đến trường, kiên trì học viết bằng chân, học hết đại học, trở thành Nhàgiáo Ưu tú, nhà văn, nhà thơ. Từ nghị lực và ý chí vượt khó vươn lên của bảnthân, thầy Nguyễn Ngọc Kí đã viết lên trang huyền thoại cho chính cuộc đời mìnhvà trở thành tấm gương của biết bao thế hệ học sinh, thanh niên Việt Nam.
+ Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, từ khi còn nhỏ đã mắc căn bệnhhiểm nghèo khiến anh bị liệt toàn thân, nhưng anh vẫn cố gắng học tập, mở trungtâm tin học dành cho người khuyết tật, giúp đỡ họ có một hướng đi trong cuộcđời mình, có niềm tin vào cuộc sống. Anh làm cho mọi người cảm phục bởi ý chíphi thường vươn lên trong cuộc sống, sống có ích, có cống hiến cho xã hội…
+ Hay Nick Vujicic – chàng trai người Úc sinh ra với cơ thể không tay khôngchân, nhưng điều đó không khiến anh nản chí. Vượt qua những khiếm khuyết trên cơthể mình, anh trở thành một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới, được mọi ngườibiết đến như một tấm gương của sự vượt khó…
=> Họ chính là những tấm gương tiêu biểu cho một lẽ sống đẹp, không chịukhuất phục sự nghiệt ngã của số phận.
3. Nguyên nhân: Nhờ đâu họ có sứcmạnh để vượt lên số phận?
– Bởi vì họ có ý chí nghị lực, có niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Họ đãtạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn,gian khổ, thử thách bằng sự kiêntrì,nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình. Họ là những bông hoahướng dương luôn hướng về phía mặt trời.
– Bên cạnh đó, nhờ có sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè xã hội nên họcó đủ dũng cảm, tự tin để vượt qua hoàn cảnh, số phận và những chông gai ở phíatrước.
4. Ý nghĩa:
– Nếu như chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang vẻ đẹp cho đờithêm sắc, thì nghị lực, không chịu thua số phận đã mang lại cho họ những điềuđáng quý. “Không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lênhoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội,giảm bớt gánh nặng cho gia đình… “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng củamình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội.
– Hơn hết, họ là những tấm gương sáng để lại trong chúng ta bài học sâu sắc về nghịlực và ý chí vươn lên. Chính những tấm gương về họ dạy cho chúng ta phải biếtvượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Không aikhác, họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay.
5. Phản đề: Cuộc đời thì có 2mặt: đúng – sai, phải – trái…cho nên, bên cạnh ca ngợi những tấm gương vượt khóthì chúng ta cũng cần phê phán những cá nhân không kiên cường, nhụt chí trướcnhững chông gai cuộc sống. Mõi khi gặp khó khăn thường rất dễ nản lòng, chưathật sự cố gắng đã đầu hàng số phận, dễ buông xuôi hoặc ý lại, hoặc phải ứngtiêu cực…( Học sinh lấy một vài dẫn chứng tiêu biểu ). Đó là những người hènnhát, không dám đối diện với sự thật nên khó thành công trong mọi việc.
6. Ý kiến đánh giá, bình luận:
– Không đao to búa lớn, chính cuộc đời họ – “những người không chịuthua số phận” là thông điệp cao cả về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạyhọc… bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanhlàm đẹp cho đời, điểm tô cho cuộc sống
– Họ là bài học lớn cho thể hệ trẻ hôm nay, trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghisung túc, được sống trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, xã hội thì khôngít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vônghĩa ăn chơi, hưởng thụ, không biết cố gắng phấn đấu, để trở thành người choích cho xã hội, đất nước.
– Họ là những tấm gương khiến chúng ta vô cùng khâm phục, trân trọng, quýmến…
– Trách nhiệm của chúng ta:
+ Những người tàn tật cần được quan tâm, giúp đỡ hơn nữa. ( Phần lớn nhữngngười may mắn như chúng ta đã bao giờ cho rằng giúp đỡ những người tàn tật làvấn đề cần được quan tâm hơn nữa không? Và chúng ta đã làm được những gì chohọ? )
+ Giúp đỡ người tàn tật là trách nhiệm của cả cộng đồng ( Giúp đỡ họ không chỉlà trách nhiệm của những tổ chức nhân đạo, các cơ quan chính quyền mà còn làtrách nhiệm của tất cả mọi người chúng ta ).
+ Giúp đỡ người tàn tật là biểu hiện sâu sắc nhất của lòng nhân ái.
III. Kết bài:
– “Những người không chịu thua số phận” mãi mãi được mọi người yêu quý,khâm phục và kính trọng.
– Rút ra được nhiều bài học bổ ích về lẽ sống, về ý chí, nghị lực, niềm tin,khát vọng… ( trong bất kì hoàn cảnh nào, dù số phận có nghiệt ngã đến mấy vẫnquyết tâm vươn lên, vượt qua mọi thử thách để sống có ích).
– Ngưỡng mộ họ, sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ để họ bớt đi những đau đớn, nhọcnhằn.

I. Mở bài:

– Tinh thần hiếu học, vượt khó đã trở thành truyền thống tốtđẹp của người Việt Nam.

– Giới trẻ ngày nay tiếp thu truyền thống quý báu của ôngcha và không ngừng làm vẻ vang truyền thống đó.

– Vượt lên gian khó, đã biến những ước mơ thành hiện thực vàgặt hái những thành công ( đem những tấm huy chương vàng, đem vinh quang về choTổ quốc).

II. Thân bài:

1. Tình hình đấtnước Việt Namtrong thời đại mới:

– Đất nước: nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất chưa pháttriển, đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, đời sống của nhân dân so với các nướctiên tiến trên thế giới còn thua kém nhiều về mọi mặt,…

– Về thanh niên Việt Nam trong thời đại mới ( luôn khaokhát, ước mơ dù bất cứ hoàn cảnh nào, khát vọng biến ước mơ thành hiện thực).

2. Những thànhcông đã đạt được ( của HS,sinh viên) trong các cuộc thi:

– Thành tích: trong các kì thi quốc tế về các môn khoa họccơ bản, HS, sinh viên Việt Namđã đạt được nhiều thành tích, đặt biệt là trong những năm gần đây.

– Cảm nhận của bản thân về những thành tích đó.

3. Nguyên nhân củanhững thành công:

a. Nguyên nhânkhách quan:

– Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp, cácngành đặc biệt là ngành Giáo dục và Đào tạo ( tạo môi trường, đầu tư…)

– Được sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện của gia đình,thầy cô, bạn bè, người thân…

b. Nguyên nhân chủquan:

– Có nghị lực, quyết tâm, thông minh, năng động, sáng tạo,có phương pháp học tập tốt.

– Luôn mơ ước và khát khao biến ước mơ thành hiện thực.

– Có tinh thần thi đấu quyết liệt vì màu cờ, sắc áo, vì niềmtự hào dân tộc.

4. Suy nghĩ về họvà những điều mà họ đạt được:

– Là những tấm gương sáng về lòng quyết tâm, nghị lực vượtlên gian khó.

– Là tấm gương điển hình của những con người sống để mơ ước– khát khao – cống hiến.

– Là những con người có công lớn với đất nước, làm rạng danhnon sông gấm vóc Việt Nam.

III. Kết bài:

– Thành công của họ chứng tỏ con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn tiềm tàng một sức mạnh nộilực sẵn sàng vượt lên gian khó.

– Họ có thể làm được những điều lớn lao như bất kì một cườngquốc nào trên thế giới. Đó là niềm tự hào của “con Rồng cháu Tiên”.

– Cảm phục trước tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, nghịlực, quyết tâm, lòng đam mê.

I. Mở bài:
– Trong cuộc sống thực tại, một trong những nguyên nhân làm Trái Đất biến đổikhí hậu và môi trường bị ô nhiễm là vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơicông cộng.
– Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
– Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?
II. Thân bài:
1. Biểu hiện:

– Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảyra trong đời sống của con người Việt Nam:
+ Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên,… người ta vẫn sẵn sằngvứt ra túi ni lông, thuốc lá,…
+ Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầuthang, dưới sân trường…
+ Những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, lượngrác thải cũng quá nhiều, bộ phận gom rác cũng phải làm việc liên tục nhưng vẫnchưa giải quyết triệt để về vệ sinh môi trường.
+ Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.Nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm là niềm tự hào của người dân Việt Namthế mà do rác thải của khách dạo chơi ven hồ vứt xuống đã làm cho nước bị biếnchất, biến “nàng hồ” xinh đẹp trở thành cái bể nước thải trong lòng thủ đô, cụRùa sống lâu năm ở đó cũng phải ngoi lên…
-> Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyềnđược thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa.
2. Nguyên nhân:
a. Chủ quan:
– Do thói quen đã có từ lâu đời.
– Do thiếu hiểu biết.
– Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tựtôn dân tộc, thiếu một tấm lòng…
( Người Việt Namcó thói quen vứt rác ra đường, nơi công cộng bởi họ bắt đầu bằng một nhận thức:nơi ấy không thuộc phạm vi nhà mình, có bẩn cũng không ảnh hưởng đến mình,không ai chê cười đến cá nhân mình thế là cứ hồn nhiên xả rác. Người lớn xả,trẻ con xả…Không ai cười, cũng chả ai lên án người xả rác, có chăng một sốngười có ý thức cũng chỉ ngậm ngùi, thở dài, ngao ngán nhìn…rồi đành vậy chứchả biết nói sao vì biết mình cũng chẳng làm được gì trước thói quen vô ý thứccủa cả một đám đông khổng lồ…)
b. Khách quan:
– Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu ( các phương tiện thu gom rác cònhạn chế, thiếu thốn, có nơi còn không có phương tiên cũng như người thu gomrác…)
– Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân.
– Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc.
c. Tuyên truyền rộng rãi nhưng khôngsâu sắc về tác hại của việc xả rác ( chừng nào người dân còn chưa thấyxấu hổ khi xả rác nơi công cộng, chưa có ý thức giữ gìn nơi công cộng như nhàmình, chưa nghĩ rằng mình sẽ bị phạt nặng hoặc có thể bị ra tòa hoặc bị mọingười chê cười, lên án…chừng ấy vẫn còn hiện tượng xả rác ra đường, nơi côngcộng).
3. Tác hại/ hậu quả:
– Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
– Gây ô nhiễm môi trường.
– Bệnh tật phát sinh ( có khi thành dịch), giảm sút sức khỏe, tốn kém tiền bạc…
– Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh-sạch-đẹp vốn có ( có nơi cònbị biến dạng,bị phá hủy do rác).
– Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượngtốt đẹp.
– …
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
– Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.
– Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môitrường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng như đối với cuộc sống củabản thân mình.
– Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ýthức bảo vệ môi trường.
– Chúng ta phải tuyên truyền cho mọi người hiểu được tác hại của hiện tượngnày.
– Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gomrác thải và cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm. ( liênhệ với đất nước Singapore)
III. Kết bài:
– Mơ ước chung của nhân dân ta: trong tương lai không xa Việt Nam sẽtrở thành một trong những con rồng châu Á.
– Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công cuộc chung ấy.
– Bắt đầu bằng việc làm nhỏ của mỗi người: bỏ rác đúng nơi quy định.

Leave a comment