Khái quát về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ngữ văn 12

0

Văn học giai đoạn 1945 – 1975 đã đem đến cho anh (chị) những hiểu biết gì về đất nước và con người Việt Nam?    DÀN BÀI CHI TIẾT

I.    Mở bài

Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống. Qua văn học, ta có thể thấy được hình ảnh đất nước và con người của từng thời kì lịch sử. Văn học giai đoạn 1945 – 1975 ghi lại một thời kì anh hùng của lịch sử dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với hình ảnh đất nước tươi đẹp và những con người thật đáng yêu, đáng tự hào.II.    Thân bài

1.    Hình ảnh đất nước qua văn học

a)    Hình ảnh đất nước hiện lên quạ văn học thật tươi đẹp và đáng yêu.

–    Đất nước giàu đẹp:

Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. (Nguyễn Đình Thi – Đất nước)

với quê hương Kinh Bắc thơ mộng trữ tình “xanh xanh bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc”, quê hương cách mạng đẹp như cảnh thần tiên:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Tố Hữu – Việt Bắc)

b)    Nhưng đó cũng là một đất nước đau thương trong chiến tranh hủy diệt của quân thù:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều. (Nguyễn Đình Thi — Đất nước) Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang … (Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống)

c)    Đất nước đó đã dứng dậy, đuổi sạch quân thù trưởng thành và tỏa sáng:

Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vờ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa. (Nguyễn Đình Thi – Đất nước)

Trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), cụ Mết, già làng, đã kêu gọi cả buôn làng đốt lên ngọn lửa đồng khởi và lửa xà nu đã cháy sáng suốt đêm trên rừng Xô Man.

2.    Hình ảnh con người Việt Nam qua văn học

a)    Trong cuộc đời cũ, đó là những số phận khổ cực, bất hạnh:

–    Những con người dưới đáy xã hội như MỊ, A Phủ (Vợ chồng A Phủ).

–    Những con người trên bờ vực thám của cái chết trong trận đói khủng khiếp năm 1945 như Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt (Vợ nhặt).

–    Những con người cô đơn, bất hạnh, không nơi nương dựa sau chiến tranh như Đào (Mùa lạc).

b)    Nhưng đó lại là những con người có khát vọng cao cả, có tâm hồn đẹp:

–    Biết yêu thương, cưu mang, cứu giúp nhau (Mị, A Phủ, bà cụ Tứ).

–     Biết vượt lên hoàn cảnh để sống, để “đổi đời”, tự giải phóng (Mị và A Phủ thoát khỏi nhà thống lí Pá Tra, Tràng vượt qua cái đói,…)

–    Có khát vọng sống cao đẹp: Mị và A Phủ tìm đến với cuộc sống mới, Tràng có khát vọng tổ ấm gia đình ngay trong những ngày đói khủng khiếp nhất, Đào kiên trì và quyết tâm đi tìm hạnh phúc cho mình trên quê hương mới,…)

–    Từ những số phận bất hạnh, họ đã đến với chế độ mới, được cách    mạng hồi sinh và trở thành con người mới.

c)    Đẹp nhất là những con người được chế độ mới nuôi dưỡng, những con người làm chủ đất nước, quyết tâm bảo vệ và xây dựng đất     nước cho dù là có phải hi sinh thân mình cũng không quản ngại. Đó là:

–    Những người lính Tây Tiến “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã viết nên trang sử hào hùng của dân tộc “một đi không trở lại” hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

–    Những người con Tây Nguyên kiên cường bất khuất, rắn chắc và bền vững như những cây xà nu, đã đứng lên chống trả quyết liệt quân thù, bảo vệ buôn làng, đốt lên ngọn lửa đồng khởi ở quê hương: cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, em Heng,…

–    “Những đứa con trong gia đình” mang thù nhà, nợ nước nặng trên hai vai đã phơi phới lên đường đánh Mĩ như đi trẩy hội mùa xuân: Việt, Chiến.

–    Cô thanh niên xung phong nhỏ nhàn nhưng đầy bản lĩnh, tự tin, rất dũng cảm khi chiến đấu với máy bay địch để bảo vệ cung đường giao thông huyết mạch, nhưng lại rất bình tĩnh, ung dung, và có phần lãng mạn khi tìm đến với tình yêu trong cuộc sống riêng của mình giữa một vùng chiến tranh ác liệt. Cô gái có cái tên rất Việt Nam: Nguyệt, mang vẻ đẹp Việt Nam, và cô đẹp như “mảnh trăng cuối rừng”.

–  Người lái đò sông Đà, trên 70 tuổi, cả cuộc đời âm thầm cùng con sông vắng vẻ, hoang vu nơi miền Tây Bắc Tổ quốc, vẫn miệt mài lao dộng trên sông nước dữ dội này để cho “tay lái ra hoa”, đưa những con thuyền vượt qua ghềnh thác nguy hiểm về cập bến an toàn. Đó là một người lao động vô danh rất đáng trân trọng.

–    Đó cũng là “người anh du kích” đêm công đồn để lại chiếc áo cho đồng đội, là “thằng em liên lạc” mười năm không mất một phong thư, là “bà mế lửa hồng soi tóc bạc, năm con đau mế thức một mùa dài”, là em gái dấu vắt xôi nuôi cán bộ giữa rừng trong thơ Chế Lan Viên; là bà mẹ dân tộc ở Việt Bắc:

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

là “người đan nón chuốt từng sợi giang”, là “em gái hái măng một mình”, là những người dân Việt Bắc nghèo mà tình nghĩa:

Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng. (Tố Hữu — Việt Bắc)

Những con người ấy mộc mạc và bình dị, nhưng tấm lòng của họ đối  với cách mạng kháng chiến thì sâu nặng biết chừng nào! Bởi chính họ là Nhân dân đã làm nên Đất nước này và chính họ đã cùng nhau bảo vệ Đất nước thân yêu của mình:

Ôm Đất nước những người áo vái Đã đứng lên thành những anh hùng. (Nguyễn Đình Thi – Đất nước)

III.    Kết bài

Văn học giai đoạn 1945 – 1975 đã phản ánh trung thành và đẹp độ gương mặt Đất nước và Con người Việt Nam: một đất nước tươi đẹp, hiền hòa bất khuất, một đất nước trưởng thành, tỏa sáng với những con người tình nghĩa mà anh hùng thật đáng yêu, đáng tự hào. Văn học không chỉ cho ta hiểu biết về đất nước và con người Việt Nam, mà quan trọng hơn, nó còn thắp sáng ngọn lửa yếu thương, khiến ta càng thêm gắn bó với Nhân dân và đất nước thân yêu của mình.

Leave a comment