Khi bàn về văn học, nhà văn Nga L.Tônxtoi cho rằng: Tôi không thể nào phân biệt được thơ và truyện ngắn, còn Pautopxki thì lại nói: Truyện hay đến một mức nào đó thì thành thơ. Giải thích và chứng minh qua một số tác phẩm anh (chị) biết

0

Hiện thực cuộc sống là rộng lớn đến vô cùng. Và mỗi nhà văn với “chiếc xẻng nghệ thuật” trong tay mình đã đến đào xới một mảnh đất, một góc nào đó để lật lên những vỉa hiện thực và tìm cho mình thế giới hình tượng riêng trong đó. Mỗi tác giả, mỗi người cầm bút sẽ có những suy nghĩ, những đắn đo khác nhau để chọn thể loại cho phù hợp với ý đồ tư tưởng cùa mình. Vô vàn thể loại ta có thể chọn lựa, nhưng không thể không nhắc đến thơ và truyện ngắn. Bàn về văn học, L. Tônxtoi cho rằng: Tôi không thế nào phân biệt được thơ và truyện ngắn, còn Pautopxki lại nói: Truyện hay đến một mức nào đó thì thành thơ. Truyện ngắn và thơ phải chăng có những điểm chung?.

Tôi không thể nào phân biệt được thơ và truyện ngắn. Câu nói không thực sự là lời phủ nhận mà là sự khẳng định của L. Tônxtoi về điểm chung của hai thể loại thơ và truyện ngắn. Chung ờ dung lượng nhỏ, truyện ngắn và thơ đều được cô đọng đến mức cao nhất. Truyện ngắn là một tấm thảm lớn lao về cả thời đại. Với những mảnh tưởng như rất bé nhỏ, nó góp phần tạo nên cả tấm chân dung hoàn chỉnh về xã hội, về con người. Truyện ngắn giống như tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây đòi hỏi sự chặt chẽ, cô đọng, các phương tiện xây dựng nên truyện ngắn phải được tính toán một cách tinh tế, nét vẽ phải chính xác. Xoay xòa trên một mành đất chật hẹp, chính đó là chỗ làm cho truyện ngăn phán biệt với các thê loại khác (Aitmatop). Còn về thơ? về cấu tứ thi pháp, tất nhiên thơ ngắn gọn và cô đọng, bằng ý tứ sâu xa và vần điệu nhịp nhàng, thanh điệu, tiết tấu. nghệ thuật ngôn từ,… thơ êm đềm đi vào lòng người như một dòng nước mát ngọt lành nuôi dưỡng tâm hồn con người. Hoặc là, thi nhân dùng cán bút làm đòn xoay chế độ, mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền (Sóng Hồng), những vần thơ cô đọng ấy sẽ phản ánh hiện thực, phản ánh thực tế vừa lớn lao, vừa bén nhọn.

Thơ và truyện ngắn đều là những thể loại văn học gần gũi nhất với người đọc ở mọi thời đại, cùng quyện vào nhau để tạo nên một nền văn học xuyên suôt từ cổ chí kim, và cùng nhau phản ánh cuộc sống bàng thế giới hiện thực, nuôi dưỡng tâm hồn con người bằng cảm xúc chân thực nhất từ những vần thơ, những dòng văn ấy.
Câu nói của L. Tonxtoi là có cơ sở vì xuất phát từ một đặc diêm cùa thể loại văn học. đó là tính biến đôi trong thơ văn. Như một nhà mĩ học đã từng nói: Mỗi tác phẩm nghệ thuật chân chính đều phác họa một phần cái chung loại đã hình thành. Hay như câu nói của Bakhtin: Sức Sổng cùa thê loại là ở cho nó tự đối mới trong cúc thành phan đặc sắc. Thực tế có nhiều tác phàm văn học đã phá vỡ tư duy thê loại, là sự kết hợp giữa chất trữ tình và yếu tố tự sự: đó là Truyện Kiều, được xem là tiểu thuyết trong thơ, đó là Ai đã đặt tên cho dòng sông? cùa Hoàng Phủ Ngọc Tường có sự pha trộn giữa tự sự và trữ tình, dó là những tác phấm thuộc thê loại thơ nhưng có cốt truyện hoàn chinh, như thơ của Laphongten….

Tính biến đổi thể loại đôi lúc gây khó khăn cho người đọc trong quá trình tiếp nhận, vì lẽ đó mà L.Tônxtoi đã nói Tôi không thê phán hiệt được thơ và truyện ngan. Tuy nhiên đây là một nhận định mang tính cực đoan vi giữa thơ và truyện ngắn tuy chung mà riêng, vần có những cơ sở rõ ràng để phân biệt giữa hai thể loại văn học này.

Truyện ngắn là loại văn tự sự chú trọng cốt truyện, nhân vật. sự kiện. Ngôn ngữ trong truyện ngan là ngôn ngữ người kê chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Truyện ngắn còn được thể hiện qua việc xây dụng nhân vật điển hình, chi tiết điển hình – Chi tiết làm nên hạt bụi vàng cùa tác phẩm,… Truyện ngắn, đúng như tên gọi của nó – “ngắn”. Ngắn trong truyện ngắn đồng nghĩa với cô đọng, tinh chất, nhìn vào đó có thể thấy cuộc sổng hiện ra với đủ màu sắc cùa nó. Garatop đã nói Truyện ngắn cần phai cô đọng đến mức cao nhất, hay nói như nhà văn Nguyễn Quang Sáng khi bàn về truyện ngắn: về truyện ngắn, tôi hiếu, tuy ngắn, nhưng nỏ có sức chứa đựng phái được nén chặt, gọn mà nặng. Nó đòi hòi nhà văn phải có khâ năng thế hiện một cách tập trung và cô đọng, phải biết chọn những điển hình, những chi tiết thật đắt (Nguyễn Quang Sáng). Truyện ngắn – đó là một kì quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức chấn động phi thường, thật ngắn nhưng vẫn nồng ấm hơi thở đời sống, bao quát những vấn đề cơ bản của xã hội, cô đọng đến mức cao nhất nhưng mang vè đẹp gian dị, thanh tú đến tuyệt vời, một sự ngắn gọn tráng lệ. Ngôn ngữ cùa truyện ngắn là thứ “ngôn ngữ kim cương” tuân theo những “quy luật vàng” khắc nghiệt.

Còn về thơ? Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, tiếng nói cùa trái tim – thơ phát khởi trong lòng người ta. Thơ chú trọng yếu tố trữ tình, nhà thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc, tư tưởng tình cảm cùa mình. Ngôn ngữ của thơ là ngôn ngữ giàu nhịp điệu, mang tính hàm súc, cô đọng. Đê có một vần thơ lắng đọng, các nhà thơ phải lao động hết mình để lựa chọn ra những ngôn từ thơ tốt nhất diễn tả được cảm xúc tình cảm của mình. Đó là sự gọt giũa về mặt ngôn từ để tạo ra những từ ngữ thơ mà đọc lên người đọc ấn tượng và hiểu thấu nội dung tư tưởng nhà thơ gửi gắm. Ngôn ngữ thơ còn giàu tính nhạc. họa,… Chất thơ cùa thể loại thơ được biểu hiện cụ thể qua “nhãn tự”. Thơ không phải là “một thứ nghề chơi” mà là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn. để rồi tất cả đều được “hiển hiện” qua thơ:

Thơ như bài hát ru ngây ngất trước đầu giường thơ bé

Như mơ ước mùa xuân, như khát vọng chiến công

Tôi yêu thơ và thơ liền hiển hiện

Thơ sinh ra tình yêu cũng đến cùng.

(Raxun Gamatop)

Nằm trong phương thức tiểu luận trữ tình, thơ được xác lập nhờ mối rung cảm thầm kín giữa con người và cuộc sống, sống trong dòng chảy ngọt ngào của thơ ca, con người tắm mình trong tình cảm của nhà thơ và chính mình. Thơ ca thấm vào lòng người đọc bởi những tình cảm trực tiêp và nhiều mối liên tưởng kín đáo, bằng ý tứ sâu xa và sức quyến rũ của thanh điệu, tiết tấu. nghệ thuật ngôn từ. Tất cả cùng một lúc ùa vào và tràn ngập trong lòng người đọc, khắc sâu thêm tình cảm của con người. Tâm hồn con người sống với thơ sẽ được “thanh lọc”, trở nên trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn. sổng với thơ, con người sẽ tìm được sự yên tĩnh trong tâm hồn, sẽ được nghỉ ngơi. Thơ là tiếng lòng (Diệp Tiếp), nên lẽ đương nhiên, nó không dễ khơi nguồn nam bắt. Cảm xúc của chúng ta trào dâng mãnh liệt, cuộc sống cứ cuộn xoáy lên từng mảng tràn đầy trong tâm hồn song diễn tả cảm xúc trên trang giấy thì không phải là điều dễ dàng.

Thơ và truyện ngắn có những điểm chung nhưng đồng thời có những nét riêng phân biệt. Trong quá trình tiếp nhận văn học, rất cần phân biệt đúng thể loại bởi đó là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với việc thưởng thức văn học. Tuy vậy sự phân biệt cũng không hẳn mang tính rạch ròi. Giá trị của một tác phẩm văn học còn được thế hiện rõ ở chỗ có sức lay động đến trái tim người đọc bởi sự khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tính chất nhân văn, các tác phẩm thuộc những thể loại khác nhau nhưng chung quy tất cả đều hướng đến mục đích cuối cùng của văn học, đó là người đọc có thể tìm ra và hiểu được giá trị chân – thiện – mĩ hay không? Đó là về câu nói mang tính phủ định cùa L.Tônxtoi Tôi không thê nào phân biệt được truyện ngắn và thơ, nhưng không hẳn là phủ định mà thực chất là khàng định tầm quan trọng của việc xác định đúng thể loại vãn học, và giá trị của những tác phẩm văn học ấy. Còn Pautopxki, ông lại khẳng định Truyện hay đến mức nào đó sẽ thành thơ. Và chính nhũng truyện ngắn của ông là một ví dụ. Được cảm hứng trữ tình sâu lắng dẫn dắt, những câu chuyện rất giản dị mà Pautopxki viết nên đã mất đi cái chất nôm na của ngày thường mà lấp lánh cái cấu trúc kì ảo của những tứ thơ thể hiện những nỗi niềm ưu tư trắc ẩn về số phận con người, thời đại. Pautopxki là một nhà văn đi theo khuynh hướng lãng mạn. Giọng văn của ông lạ, lạ trong cái bình thường. Pautopxki không đê cập đến những vấn đề quá to lớn, và có lẽ đó không phải cái tạng của ông. Khi đọc truyện ngắn của ông ta như đang “nhấm nháp” những niềm vui rất nhỏ, những suy tư rất bình dị đời thường. Truyện ngắn của ông không có cốt truyện nhưng đều hết sức tuyệt vời. Đó là những câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Truyện ngắn của ông rất giàu chất thơ.

Chất thơ chính là chất trữ tình sâu lắng của tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn, là sự cao đẹp của tư tưởng thẩm mĩ, không chỉ có sức mạnh chắp cánh mà nâng cao tâm hồn người đọc thoát khỏi những sự níu kéo của “trần tục” thế gian để rồi vương tới ý nghĩa nhân văn cao đẹp của cuộc đời. Như vậy, chất thơ trong truyện chính là cái tâm trong sáng và đầy nặng sự “ưu thời mẫn thế” của nhà văn. Một truyện ngắn được coi là “giàu chất thơ” khi mối bận tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc nhũng biến đổi tinh vi đến khó nắm bắt trong tâm hồn của con người.
Vậy sợi dây nào đã nối thơ và truyện ngắn với nhau, để rồi ta bắt gặp trong kho tàng tác phẩm của Thạch Lam. của Pauxtopxki, của Bumhin, của Tô Hoài,… những truyện ngan giàu chất thơ. K.Pauxtopxki đã nói: Mỗi nhà văn kế cả những người muốn viết truyện ngắn một cách thoải mái, đều không khôi có lúc phải nghĩ về một nguyên tắc sắt đả, những “quy luật vàng” được biết trong các sách giáo khoa văn học. Những quy luật đó cố nhiên rât hay. Chúng buộc những ý tường còn lờ mờ trong đầu óc của nhà văn phải cập bến những ý đồ chính xác và sau đó, nhịp nhàng đi tới những khâu cuối cùng, tới sự hoàn thiện của tác phàm, cũng như con sông mang nước của mình tới biên. Thông thường, khi nhăc đên truyện ngăn, người ta chỉ chú ý đến tính chất tự sự. những “chi tiết thật đắt”, những cốt truyện li kì kịch tính. Những truyện ngắn đích thực không bao giờ là vặt vãnh mà mồi chi tiết dù nhỏ bé cũng ân tàng hơi thở của thời đại, nồi đau, niềm vui của nhân thế. Truyện ngắn về “tạng chất” của nó gần với thơ thậm chí có thể nói, truyện ngắn là một dạng cấu trúc đặc biệt của thơ.

Truyện ngẳn hay đến một mức nào đó thì thành thơ là khi truyện đã đạt đến các tiêu chuẩn thẩm mĩ về ngôn từ. về hình ánh, hệ thống hình ảnh đặc sắc, tư tưởng cốt truyện mang đầy tính nhân văn và đặc biệt là hướng đến con người, vì như M.Goor-ki đã nói: Văn học là nhân học. Chính vì vậy, thơ là biểu tượng của cái hay cái đẹp. Đây là một cách đánh giá về tiêu chuẩn của một truyện ngắn hay. Ket hợp giữa chất trữ tình đằm thắm của thơ và yếu to tự sự đặc trưng của truyện ngắn, khi đạt đến đỉnh cao của sự sáng tạo, chúng hòa vào nhau và tạo thành đám mây ngũ sắc kì diệu. Sự hài hòa ấy được thể hiện rõ nét qua truyện ngắn giàu chất thơ. Và Thạch Lam là một cây bút xuất sắc trong đề tài này. Sáng tác của Thạch Lam không chỉ cuốn hút người đọc bởi ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn bởi lời văn thủ thỉ tâm tình, chất thơ bàng bạc trên tùng trang văn. Ba truyện ngắn Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Gió lạnh đầu mùa tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Truyện không có cốt truyện, mạch đi của truyện là dòng chảy tâm trạng với những biến thái tinh vi, chất trữ tình và hiện thực đan cài, đằng sau tác phẩm ta thấy thấp thoáng một cái tôi giàu lòng nhân hậu. cốt truyện Hai đứa trẻ khá đơn giản, đó là cảnh một phố huyện nghèo được miêu tả trong một khoảng thời gian ngắn từ chiều đến đêm. Nơi ấy có những con người và những công việc đơn điệu đến buồn tẻ. Cuộc sống xoay vòng những việc cứ lặp đi lặp lại. Nhưng đặc biệt, trong thế giới ấy có hai đứa trẻ được mẹ giao trông coi cửa hàng nhỏ. đêm chúng cổ thức để đợi chuyến tàu đi qua. Có gì đáng kể đâu, trong những cái ngày thường tẻ nhạt ở một phố huyện “nửa quê nửa tỉnh” .Vậy mà, qua sự cảm nhận và miêu tả của nhà văn đã khiến lòng ta bao vấn vương suy nghĩ. Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm trong tâm hồn nhân vật Liên – một tâm hồn trẻ thơ, trong sáng thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu một tác động tiêu cực nào của cuộc sống. Đó là những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh chỉ một mùi nồng nồng, âm ẩm bốc lên đã khiến Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất quê, không khí vắng lặng đìu hiu của phố huyện đã lay động tâm hồn của Liên. Liên thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh để mơ mộng về con vịt đi theo sau ông Thần Nông, về dòng sông Ngân Hà trong các câu chuyện cổ. Tâm hồn Liên trong sáng và nhạy cảm đến độ có thể bắt thấy với những dấu hiệu mơ hồ nhất của thế giới xung quanh mình, những con đom đóm lập lòe, những khúc sáng, hột sáng lọt qua khe cửa, tìmg loạt hoa bàng rụng khẽ dưới vai áo,… Chất thơ còn thể hiện ở việc hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu. Cuộc sống ngày thường, những gánh nặng mưu sinh không thể xóa bỏ trong Liên niềm nhớ tiếc quá khứ. Thậm chí chính cuộc sống tẻ nhạt đó lại khiển nồi nhớ thương da diết, sâu đậm. Dù kỉ niệm còn lại không nhiều nhưng quá khứ luôn trở về trong Liên bàng ánh hào quang rạng rỡ nhất Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Chính nỗi nhớ thường trực đã khiển Liên khi đối diện với hình ảnh thực của chuyến tàu đêm lại đắm mình trong những mơ tưởng xa xôi để sổng giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết mà chuyến tàu ấy gợi lên trong tâm hồn cô. Như nhà thơ Tế Hanh đã nói:

Tôi thấy tôi thương những con tàu

Ngày ngày không đủ sức đi mau

Có chi vương víu trong hơi máy

Với những toa đầy nặng khổ đau.

Chất thơ còn thể hiện ở lòng trắc ẩn với những cảnh ngộ đáng thương. Bản thân Liên đang sống một cuộc sống nghèo khó, Liên cũng thấm thìa sâu sắc cảnh nghèo và buồn mà cô đang phải trải qua song khi nhìn những đứa trẻ nghèo đang nhặt nhạnh, tìm kiếm trên bãi chợ, Liên thấy “động lòng thương”. Và Liên đã rót đầy hơn vào cút rượu của bà cụ Thi dù trong Liên có một cảm giác sờ sợ. Chính những tình cảm ngỡ như rất giản dị ấy lại làm cho người đọc cảm động như được “thanh lọc tâm hồn” để trờ về với những gì tự nhiên, thuần khiết nhất. Dường như Thạch Lam viết Hai đứa trẻ bang tất cả hồi ức về một tuổi thơ ở phố huyện cẩm Giàng. Vì thế, Thạch Lam dành cái tình âu yếm cho nhân vật của mình. Thạch Lam đã xây dựng một thế giới hình ảnh vừa chân thực lại vừa vô cùng gợi cảm Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẹp, tiềm tàng ở mọi vật hình thường. Trong không gian êm ả của phố huyện, mỗi hình ảnh được ngòi bút Thạch Lam gợi ra đều chan chứa chất thơ. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy, đám mây. ánh hồng như hòn than sắp tàn, tiếng trổng thu không vang ra đê gọi buôi chiều, đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát, vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lap lảnh, những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len lỏi vào những cành cây… Tất cả đều là những hình ảnh, màu sắc rất bình dị, Thạch Lam không cầu kì trong việc lựa chọn hình ảnh, chi tiết. Cả truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan hay những truyện khác của ông, cảnh sác đều hết sức gần gũi quen thuộc. Ông thường nặng lòng với quá khứ êm đềm và đẹp đẽ. Với tâm hồn nhạy cảm. tinh tế, chi cần một dấu hiệu của cảnh cũng gợi dậy trong lòng biết bao nỗi niềm. Mùi ẩm mốc của quần áo nhắc bé Sơn nhớ đến cái rét năm xưa, nhớ tới người em đã mất (Gió lạnh đầu mùa). hương ngọc lan thoang thoảng trong vườn bà ngoại dẫn Thanh đi vào miền kí ức của những ngày ấu thơ tươi đẹp (Dưới bóng hoàng lan), mùi thơm của gánh phở bác Siêu gợi nhớ đến những thức quà Hà Nội (Hai đứa trẻ). Truyện của Thạch Lam không có cốt truyện, nhưng rất giàu chất thơ, như là một mẩu sinh hoạt đời thường, cũng giống như thơ là lát cắt ngang của dòng cảm xúc. Chất thơ trong truyện ngắn của Thạch Lam là sự kết họp đến kì diệu giữa chất trữ tình và yếu tố tự sự, chất thơ trong truyện chính là cái tâm trong sáng và đầy nặng sự “ưu thời mẫn thế” của nhà văn.

Và truyện ngắn của Pautopxki cũng là một ví dụ về sự hòa quyện và tạo thành chất thơ trong truyện ngắn. Những nhân vật của ông thường được đặt trong nên phong cảnh nước Nga tuyệt đẹp và hùng vĩ, họ là những con người bình dị thôi nhưng toát lên một tình yêu với cuộc sống, sự chân thực giản dị. Họ đẹp ngay trong sự bình dị đơn giản ấy. Những điều bất ngờ nhỏ bé trong mồi câu chuyện đem lại cho lòng người đọc biết bao xúc cảm. Bạn sẽ đồng cảm với niềm hạnh phúc của một cô bé tìm lại được chiếc nhẫn đánh rơi vùi sâu trong tuyết – một món quà mà cô tin rằng sẽ đem lại được sức khỏe cho người ông thân yêu {Chiếc nhẫn bằng thép). Một cuộc gặp tình cờ của ông nhạc sĩ già với một cô gái nhỏ trong khu rừng đã trở thành cảm hứng để ông sáng tác một bản nhạc tuyệt vời tặng cô khi cô mười tám tuổi – một bản nhạc ca ngợi tuôi trẻ, cái đẹp và niêm vui được sông {Lăng quả thông). Và theo tôi, tác phâm Bình minh mưa giàu chất thơ hơn cả. Đó là cuộc gặp tình cờ, sự cảm mến giữa Kuzmin và người thiếu phụ mới quen. Khung cảnh cùa tỉnh lỵ nước Nga hiện lên qua con mắt của Kuzmin mới đẹp đẽ chừng nào. Chất thơ trong Bình minh mưa còn là hình ảnh về cuộc chia tay đầy xao xuyến của hai người mới quen trong một buổi bình minh mưa rơi rả rích. Kuzmin quyến luyến trong thời khắc chia tay người thiếu phụ, tình cảm thân thương tràn ngập trong tâm hồn chàng, cảm thấy rung động nơi trái tim khi cuộc đời được gặp nàng:

Cái không thể đã thành có thể Con đường dài hóa dễ với ta Nhọc nhằn chi mấy cũng qua Cuối đường tìm kiếm khi ta thay nàng.

Quá trình sáng tác của Pautopxki là một quá trình góp nhặt nguyên liệu từ cuộc sống, như người đãi bụi tìm vàng, chắt lọc để kết tinh thành những quặng quý giá. Ông đã tạo ra thứ văn chương đẹp trong vắt. Và điều quan trọng là những chương văn của Pautopxki đầy tính hướng thiện, làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn.

Chất thơ trong truyện đẹp đến thế. là sự thành công đến kì diệu khi kết hợp hài hòa, nhưng trong thơ. có sự xuất hiện của yếu tố truyện cũng đặc sắc không kém. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được mệnh danh là Tiểu thuyết trong thơ. Sở dĩ được mệnh danh như vậy là bởi Truyện Kiều có cốt truyện rất hoàn chình, có nhân vật, chi tiết…. đầy đủ yếu tố làm thành truyện ngắn, nhưng lại là một bài thơ theo thể thơ dân tộc – thơ lục bát. Tổ chức ngôn từ nghệ thuật, kết cấu, miêu tả, tự sự, xây dựng nhân vật… tất cả những điều ấy họp thành 3254 câu thơ nổi bật lên tài năng, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Du. chuyển tải sâu sắc nhất cái đau đớn lòng của ông trước những điểu trông thấy.

Tôi không thể phân hiệt được thơ và truyện ngắn, giữa thơ và truyện ngắn hài hòa đến mức Truyện hay đến mức nào đó sẽ thành thơ. Hai lời bình của Pautopxki và L. Tônxtoi đều nói đen vấn đề thể loại văn học, là hai ý kiến bổ sung cho nhau chứ không loại trừ. Tiếp nhận văn học cần xác định rõ thể loại để có cách thưởng thức cho phù hợp. Truyện ngan và thơ dù có những điểm chung nhưng vẫn phân tách rạch ròi được. Sự biến đôi về thể loại văn học là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố tự sự, trữ tình, nhưng tác phẩm văn học đó vần thuộc một thê loại nhất định: Truyện Kiều vẫn là thể thơ lục bát dân tộc, mặc dù là Tiếu thuyết bằng thơ. Bình mình mưa, Bông hồng vàng. Hai đứa trẻ vẫn là những tác phẩm truyện ngắn mặc dù thấm đượm chất thơ. Người nghệ sĩ cần xác định nghiêm túc thề loại khi sáng tác để làm nên một chỉnh thể văn học hoàn chinh.

Truyện ngắn giàu chất thơ hay tiểu thuyết bằng thơ cốt yếu đều được chưng cất từ hiện thực cuộc sống, bàng chính rung động của tâm hồn nhà văn nhà thơ, tỏa ra từ tình yêu con người, yêu cuộc sống, từ cái nhìn tinh tế và niềm tin ở thiện căn con người để rồi tạo nên những hiệu ứng thấm mĩ cho những tác phẩm văn học. Nhưng, dù thơ hay truyện, đích đến cuối cùng vẫn là tấm lòng – con người thêm trong sạch và phong phú hơn.

Leave a comment