Lòng tốt là của cải. Từ lời nói thơ ngây của cô bé Thiên Nguyệt kia đã chứa đựng một triết lí. Đó là triết lí gì? Anh (chị) có suy nghĩ gì về triết lí ấy
Contents
- 1 Giờ ra chơi, một nhóm học sinh lớp 3 đã xúm nhau lại kể các chuyện trên đời:
- 2 – Chị tớ đi du học ở nước Anh!
- 3 – Bà ngoại tớ năm nay 60 tuổi!
- 4 – Nhà tớ bốn tầng sơn xanh!
- 5 – Bố tớ lên chức rồi nhé!
- 6 – Bác tớ mới xây biệt thự!
- 7 – Còn ông tớ cực tốt!
- 8 – Riêng Thiên Nguyệt trịnh trọng tuyên bố… Lòng tốt là của cải. Từ lời nói thơ ngây của cô bé Thiên Nguyệt kia đã chứa đựng một triết lí. Đó là triết lí gì? Anh (chị) có suy nghĩ gì về triết lí ấy?
Giờ ra chơi, một nhóm học sinh lớp 3 đã xúm nhau lại kể các chuyện trên đời:
– Chị tớ đi du học ở nước Anh!
– Bà ngoại tớ năm nay 60 tuổi!
– Nhà tớ bốn tầng sơn xanh!
– Bố tớ lên chức rồi nhé!
– Bác tớ mới xây biệt thự!
– Còn ông tớ cực tốt!
– Riêng Thiên Nguyệt trịnh trọng tuyên bố… Lòng tốt là của cải. Từ lời nói thơ ngây của cô bé Thiên Nguyệt kia đã chứa đựng một triết lí. Đó là triết lí gì? Anh (chị) có suy nghĩ gì về triết lí ấy?
1. Mở bài
– Có người cho thời gian là vàng bạc, có người bảo sức khỏe thực sự đáng quý không ốm không đau làm giàu mấy chốc hoặc con cái là cùa để dành… Giờ ra chơi, một nhóm học sinh lớp 3 xúm nhau lại kể các chuyên trên đời:
– Chị tớ đi du học ở Anh!
– Bà ngoại tớ năm nay 60 tuổi!
– Nhà tớ bốn tầng sơn xanh!
– Bố tớ lên chức rồi nhé!
– Bác tớ mới xây biệt thự!
– Còn ông tớ cực tốt!
– Riêng Thiên Nguyệt trịnh trọng tuyên bố… Lòng tốt là của cải. Từ lời nói thơ ngây của cô bé Thiên Nguyệt kia đã chứa đựng một triết lí: Lòng tốt là của cải…
2. Thân bài
2.1. Giải thích
Lòng tốt là gì? Nhận diện người có lòng tốt và biểu hiện?
– Lòng tốt là những hành động, việc làm cao đẹp xuất phát từ tẩm lòng nhằm giúp đỡ người khác.
– Người có lòng tốt sẵn sàng cảm thông, chia sẻ; luôn nhường nhịn, hi sinh; không bao giờ tranh giành quyền lợi hay ghen ghét, đố kị, cũng không nghĩ xấu, nói xấu cho ai…
– Biểu hiện của lòng tốt.
+ Nhỏ là dắt người già qua đường, nhặt được của rơi trả người đánh mất,..
+ Lớn là cứu người bị nạn, mờ lòng từ bi dành cả đời mình làm việc thiện.
—> Nói lòng tốt là của cải nghĩa là lòng tốt được so với của cải. quý giá, quan trọng và cần thiết như của cải.
2.2. Khẳng định tính đúng đắn của quan niệm
– Đây là một quan niệm đúng vì lòng tốt đem lại giá trị vật chất và tinh thần cho cá nhân và cộng đồng xã hội.
– Lòng tốt là của cải vật chất.
+ Nên cô gái nghèo ngày xưa được bà tiên tốt bụng giúp nói ra châu ra ngọc.
+ Người em được chim phượng hoàng mang đến đảo kim cương.
+ Ngày nay công nhân viên chức bớt một ngày hưởng lương ủng hộ quỹ “tấm lòng vàng” là thành áo mặc, cơm ăn cho đồng bào vùng thiên tai lũ lụt, thành sách vở, chiếu chăn cho trẻ em nghèo…
– Lòng tốt là tài sản tinh thần.
+ Nên khi đem tặng người nhận đã thật mừng mà người cho cũng thay hân hoan.
+ Lòng tốt tiếp thêm cho con người lòng tin, hi vọng, nghị lực. Vì bao nhiêu người tốt ở trên đời sẵn lòng giúp đỡ nên những trẻ em nghèo không nản chí. nản lòng đã cố gắng phấn đấu học hành; những phạm nhân từng một thời lầm lỗi yên tâm cải đổi trên hành trình về với nhân tâm.
2.3. Bàn luận mở rộng
– Là của cải nhưng lòng tốt không mua được bàng tiền; lòng tốt cho đi mà không vơi, không mất. Vì thế, lòng tốt quý hơn của cải. Lòng tốt là tài sản tinh thần vô giá.
– Nhưng con người không phải ai cũng tốt, cái ác vẫn còn tồn tại. Vì tham lam, đố kị, vì bổng lộc, quyền hành, thậm chí vì những thứ hão huyền, vô nghĩa đôi khi người ta vẫn ứng xử với nhau thật tàn nhẫn: vu oan. trù dập, gạt lừa,…
– Nhận thức được điều này mỗi chúng ta cần.
+ Phê phán, lên án và đấu tranh chổng lại cái ác.
+ Quý trọng người có lòng tốt.
+ Nâng niu, nuôi dưỡng hạt mầm thương yêu để lòng tốt nảy nở từ những việc làm nhỏ nhất…
+ Mặt khác không để lòng tốt bị lợi dụng.
3. Kết bài
– Lòng tốt là của cải nên “Sống trong đời cần có một tấm lòng’” (Trịnh Công Sơn).
– Quan niệm đúng đắn đó luôn nhắc nhở mỗi chúng ta làm việc tốt để cuộc sống ngày càng thêm tươi đẹp.