Lý thuyết Đo độ dài.
Lý thuyết Đo độ dài.
A. Kiến thức trọng tâm
– Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (kí hiệu: m).
Lưu ý về đơn vị đo độ dài: Ngoài mét người ta còn dùng đơn vị nhỏ hơn mét là đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm) và lớn hơn mét là kilômét (m).
– Khi dùng thước đo, cần biết giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
Lưu ý khi đo độ dài:
– Cần biết một số dụng cụ thông dụng để đo độ dài lớn nhất ghi trên thước (thường được ghi trực tiếp trên thước) và ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước (ta có thể lấy số ghi gần số 0 nhất, rồi chia cho số khoảng giữa hai số này để xác định ĐCNN).
– Trước khi đo độ dài, cần phải ước lượng để lựa chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp. Nếu lựa chọn thước có GHĐ quá nhỏ so với giá trị cần đo, thì sẽ phải đo làm nhiều lần, dẫn đến độ chính xác không cao, hoặc nếu chọn ĐCNN không phù hợp thì có thể không đo được hoặc đo với sai số lớn. Khi đó, nếu dùng thước có ĐCNN càng nhỏ thì đo càng chính xác.
Ví dụ, khi đo vật có độ dài 25 mm thì không dùng thước có ĐCNN là 2 cm.