Mở bài và kết bài khi con tu hú của Tố Hữu

0

Mỗi một bài văn cảm nhận và thuyết mình sẽ có một cách mở bài và kết bài sao cho nêu nổi bật được ý nghĩa của bài văn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các em cách viết mở bài và kết bài bài thơ khi con tu hú của nhà văn Tố Hữu sao cho hay nhất nha.

[review.tip.edu.vn]-khi-con-tu-hu

10 mẫu mở bài khi con tu hú của Tố Hữu

Tổng hợp 10 bài văn mẫu hướng dẫn cách viết mở bài cho bài thơ khi con tu hú của nhà văn Tố Hữu sao cho ngắn gọn và hay nhất, các em nên tham khảo.

Mẫu mở bài khi con tu hú số 1

Đối với lí tưởng cộng sản, tâm hồn người thanh niên trí thức Nguyễn Kim Thành tràn ngập âm thanh và ánh sáng ông ví hồn mình như một “vườn hoa lá, rộn hương và tiếng chim”. Người chiến sĩ cộng sản trẻ ấy đang hoạt động say xưa, hết mình. Những ngày ở nhà lao Thừa Phủ với Tố Hữu là những ngày dài đẵng, khát khao tự do là ước vọng lớn nhất, ông lắng nghe cuộc đời bên ngoài song sắt với tất cả niềm yêu tha thiết.

Mẫu mở bài khi con tu hú số 2

Tự do, vốn là khao khát của con người, từ xưa đến nay vốn thế. Nó tha thiết và thiêng liêng. Tuy nhiên, quan niệm về tự do thì mỗi thời một khác. Cái khác ấy ớ bài thơ Khi con tu hú là khao khát của một thế hệ mới – thế hệ những chàng trai vừa bước chân vào con đường tranh đấu để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, của một thời đại mới – thời đại mở ra từ Cách mạng tháng Mười năm 1917 (“Liên Xô nở trước đời tôi ba tuổi” – Hi vọng).

Mẫu mở bài khi con tu hú số 3

Tố Hữu là nhà thơ có nhiều những tác phẩm hay viết về nhiều chủ đề khác nhau trong thời kì cách mạng. Do đó, tên tuổi của ông trở thành một trong những nhà thơ có nhiều thành công nhất. “ Khi con tu hú” được sáng tác trong thời gian nhà thơ bị bắt giam khi đang hoạt động. Bài thơ đã thể hiện được khao khát cháy bỏng của người chiến sĩ muốn hướng tới cuộc sống tự do ở bên ngoài.

Mẫu mở bài khi con tu hú số 4

Tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học…

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Tu hú phải chăng là nguồn đề tài đầy cảm xúc của nhiều thi nhân miền Bắc? Bài thơ “Khi con tu hú” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng đang bị địch bắt giam tại Lao Thừa Phủ – Huế. Bài thơ phản ánh tâm trạng ngột ngạt của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh.

Mẫu mở bài khi con tu hú số 5

Tố Hữu là lá cờ đầu của thi ca cách mạng Việt Nam. Con đường thơ của ông luôn bắt nhịp đồng hành cùng với con đường cách mạng. Với phong cách trữ tình – chính trị, kết hợp với giọng điệu ngọt ngào, thiết tha, đậm đà tính dân tộc, Tố Hữu đã để lại cho đời rất nhiều tiếng tiếng thơ hay.

Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), in trong tập thơ “Từ ấy”, là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu. Qua bài thơ, người đọc thấy được tình yêu cuộc sống thiết tha và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cộng sản khi phải chịu cảnh tù đày khắc nghiệt. Trước hết sáu câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên mùa hạ thanh bình, rực rỡ nơi đồng quê:

Mẫu mở bài khi con tu hú số 6

Mỗi tác phẩm văn học đều được các tác giả coi như đứa con yêu quý của mình để bộc lộ những dòng tâm sự thầm kín. Với Tố Hữu cũng vậy, thông qua đứa con tinh thần “Khi con tu hú”, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên mùa hè rạo rực với khát vọng tự do, tình yêu quê hương, đất nước đến mãnh liệt:

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết mất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Mẫu mở bài khi con tu hú số 7

Khi con tu hú được Tố Hữu sáng tác trong những ngày bị giam tại nhà lao Thừa phủ. Cả bài thơ vang vọng tiếng chim tu hú, đây cũng chính là âm thanh khơi mạch nguồn cảm xúc của người tù cách mạng. Như vậy, ta có thể thấy tiếng chim tu hú có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong tác phẩm.

Mẫu mở bài khi con tu hú số 8

Tố Hữu là một tác giả có vị trí đặc biệt quan trọng là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Tác phẩm “khi con tu hú” là một trong những sáng tác được đánh giá cao.

Mẫu mở bài khi con tu hú số 9

Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trong bước đường hoạt động cách mạng đang bị địch bắt giam tại lao Thừa Phủ – Huế. Bài thơ phản ánh tâm trạng ngột ngạt của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh.

Mẫu mở bài khi con tu hú số 10

Tố Hữu sáng tác bài thơ “Khi con tu hú” tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) vào mùa hè năm 1939, sau khi bị thực dân Pháp bắt giam vì “tội” yêu nước và làm cách mạng. Bài thơ thể hiện tâm trạng xốn xang, bức bối của người thanh niên cộng sản đang bị cầm tù, khi nghe thấy tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến đã muốn phá tung xiềng xích để trở về với đồng bào, đồng chí yêu thương.

10 mẫu kết bài khi con tu hú của Tố Hữu

Tổng hợp 10 bài văn mẫu hướng dẫn cách viết kết bài cho bài thơ khi con tu hú của nhà văn Tố Hữu sao cho ngắn gọn và hay nhất, các em nên tham khảo.

Mẫu kết bài khi con tu hú số 1

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ được tạo nên từ rung động tột đỉnh của cảm xúc kết hợp với bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật vừa chân thực vừa tinh tế. Tiếng chim tu hú chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi đã làm dậy lên tất cả cảnh và tình mùa hè trong tâm tưởng nhà thơ. Người tù thấu hiểu được cảnh ngộ trớ trêu của mình trong chốn lao tù ngột ngạt, giữa lúc cuộc sống bên ngoài đang nảy nở, sinh sôi. Phải bứt tung xiềng xích, phá tan những nhà ngục hữu hình và vô hình đang giam hãm cả dân tộc trong vòng nô lệ.

Bài thơ “Khi con tu hú” là tiếng lòng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi tuy đang phải sống trong cảnh lao tù nhưng vẫn tràn đầy sức sống, sức trẻ, chan chứa tình yêu con người, tình yêu cuộc sống.

Mẫu kết bài khi con tu hú số 2

Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi… Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng.

Mẫu kết bài khi con tu hú số 3

Bài thơ được tác giả dùng những hình ảnh thơ gần gũi giản dị mà giàu sức gợi cảm ở nghệ thuật sử dụng thơ lục bát uyển chuyển tự nhiên và cả những cảm xúc thiết tha sâu lắng thể hiện nguồn sống sục sôi của người cộng sản. Bài thơ là khúc ca tâm tình tiếng gọi đàn hướng về đồng quê và bầu trời tự do với niềm khát khao cháy bỏng. Bài thơ còn là vẻ đẹp chân thực của người cộng sản luôn muốn phục vụ cộng sản phục vụ cách mạng phục vụ nhân dân đồng bào.

Mẫu kết bài khi con tu hú số 4

Khi con tu hú sử dụng thể thơ lục bát thuần dân tộc, với ngôn từ giản dị, giàu cảm xúc đã cho thấy tâm hồn yêu tự do mãnh liệt của tác giả. Bức tranh chân dung tự họa của người chiến sĩ cộng sản đầy đẹp đẽ, sáng ngời, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ.

Mẫu kết bài khi con tu hú số 5

Với cách sử dụng ngôn từ giản dị nhưng có tính tạo hình cao đã khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà thơ. Người nghệ sĩ không chỉ cầm bút để đánh giặc mà còn có thể cầm súng ra chiến trường. Họ có một niềm khao khát tự do đến cháy bỏng, khát khao được đứng trong hàng ngũ của Đảng để mang sức mình phục vụ cách mạng.

Mẫu kết bài khi con tu hú số 6

Bài thơ được viết theo thể lục bát đậm đà tính dân tộc, kết hợp với một giọng điệu thơ linh hoạt, ngôn ngữ thơ tự nhiên, gần gũi… tất cả đã góp phần tạo nên cảm xúc nhất quán của bài thơ: tình yêu thiên nhiên, tâm trạng ngột ngạt khi phải sống trong cảnh tù đày và khát vọng trở về với cuộc sống tự do.

Mẫu kết bài khi con tu hú số 7

Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng.

Bài thơ khép lại nhưng ta nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi… đó là tiếng kêu của khát vọng tự do cho tác giả, tự do cho dân tộc, quê hương!

Mẫu kết bài khi con tu hú số 8

Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả. Cảm xúc dồn nén tới mức bị bức bối, với hàng loạt những câu cảm thán “ôi”, “mất thôi” khiến cho người chiến sĩ càng muốn đi ra ngoài để có được tự do thực hiện những lí tưởng của mình. Khổ thơ chính là sự bừng tỉnh của lí trí, là tâm trạng uất ức, muốn đạp bỏ tất cả những cảnh giam cầm để có được tự do của mình. Có lẽ bởi vậy, mà bên ngoài đời thực, sau ba năm, Tố Hữu đã vượt ngục để quay về đội ngũ, làm tròn ước nguyện cống hiến với cuộc đời.

Bài thơ là sự kết hợp hoàn chỉnh giữa cảnh và tình. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả hết sức sinh động, qua đó thể hiện được ý chí kiên cường của người chiến sĩ.

Mẫu kết bài khi con tu hú số 9

Tiếng chim tu hú, tiếng gọi của tự do ấm áp làm sao, mà cũng nóng bỏng làm sao. Nó đang cháy lên một nỗi niềm khao khát. Từ tiếng gọi mùa đến tiếng kêu thúc giục con người hành động, bài thơ vận hành theo hướng đi từ bóng tối tù ngục đến ánh sáng của tự do.

Mẫu kết bài khi con tu hú số 10

Đọc Khi con tu hú ta hiểu hơn tâm hồn, tình cảm và khát vọng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Thêm yêu mến và trân trọng những con người giàu lí tưởng đã sống trọn vẹn cho đất nước thân yêu.

Leave a comment