Nêu những suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng Tổ quốc trong thơ ca sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975

0

GỢI Ý LÀM BÀI

 1. Trước hết cần hiểu đúng khái niệm Tổ quốc: Đất nước, được bao đời xây dựng và để lại, trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê). Nói cách khác, Tổ quốc bao gồm đất nước (vị trí địa lí), con người và lịch sử dân tộc. (Tuy nhiên, trong bài làm không nhất thiết phải giải thích cặn kẽ khái niệm “Tổ quốc”, nhưng phải hiểu chắc chắn khái niệm này; nếu hiểu không đầy đủ, bài làm sẽ khó tránh khỏi phiến diện).

 2. Chọn được những bài thơ, ý thơ tiêu biểu viết về Tổ quốc hoặc có phần viết về Tổ quốc trong thơ ca sau Cách mạng tháng Tám (tức là thơ ca được viết từ khi Cách mạng tháng Tám thành công tới những năm 1983, mà trọng tâm là thơ ca trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ) để làm nổi bật hình tượng Tổ quốc Việt Nam trong những tác phẩm này.

Có thể trình bày ba ý chính sau đây:

– Tổ quốc tươi đẹp.

– Tổ quốc đau thương.

– Tổ quốc kiên cường, bất khuất đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng.

3. Lí giải được vì sao hình tượng Tổ quốc xuất hiện nhiều trong thơ ca sau cách mạng và nhất là cần lí giải vì sao hình tượng Tổ quốc lại có những biểu hiện vừa nêu ở đây, phải biết vận dụng kiến thức về lí luận văn học (văn học là tấm gương phản ánh đời sống) và kiến thức lịch sử (đây là thời kỳ dân tộc Việt Nam liên tục phải chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trước sự xâm lăng của ngoại bang; văn nghệ sĩ nhiều người đồng thời là chiến sĩ) để lí giải vấn đề. Ngoài ra, cũng cần phải thấy được hình tượng Tổ quốc đã có vị trí như thế nào trong văn học, ý nghĩa của nó ra sao đối với hai cuộc chiến đấu và đổi với ngày nay (những năm 80 của thê kỉ XX). 

Đề bài này trước hết đòi hỏi học sinh phải có trình độ khái quát, từ những bài thơ, ý thơ cụ thể rút ra được những nhận xét bao trùm, rồi phân tích, chứng minh, lí giải những nhận xét ấy.

(Dĩ nhiên, có thể làm bài theo cách quy nạp hoặc diễn dịch).

BÀI LÀM THAM KHẢO

Tổ quốc là bà mẹ lớn nhất của chúng ta. Tổ quốc cũng là đề tài lớn nhất trong thơ ca nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung. Thơ ca của chúng ta từ hàng ngàn năm đã viết về Tổ quốc, và hình tượng Tổ quốc trong thơ ca từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay là sự kế thừa và phát triển có tính biện chứng của thơ ca truyền thống. Đất nước trong thơ ca sau Cách mạng tháng Tám đến nay là đất nước anh hùng, anh hùng trong chiến đấu và trong sản xuất, dũng cảm vô song nhưng vẫn nhân ái thiết tha; đất nước tươi đẹp, hiên ngang đứng ờ mũi nhọn của lịch sử. Có thể nói, chưa bao giờ trong thơ ca của chúng ta, hình tượng Tổ quốc lại có những phẩm chất cao đẹp và mới mẻ như vậy.

Hình tượng Tổ quốc là tượng đài cao đẹp nhất, hùng vĩ nhất trong thơ ca Việt Nam, nó có cả chiều rộng của thời đại mới, của mấy chục năm đánh Pháp và đánh Mĩ, cả chiều sâu yêu nước cùng với yêu thơ ca của dân tộc, cả chiều cao của một đất nước từ trong vũng bùn nô lệ đã hiên ngang đứng dậy thắng quân thù, làm nên ngọn hải đăng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Thơ ca là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Nói đến Tổ quốc trong thơ ca tức là nói đến đất nước và con người. Đất nước đã sản sinh ra con người, là nơi “chôn nhau cắt rốn” của con người và chính những con người đó đã cầm súng, cầm cày để bảo vệ và xây dựng đất nước. Hai yếu tố này trong thơ luôn hoà quyện vào nhau, tác động tới nhau, hành động và suy nghĩ của con người làm nên sự trưởng thành của đất nước và tiếng gọi của đất nước chắp cánh cho hành động và suy nghĩ của những con người yêu nước đó. Hai hình ảnh này gắn bó hữu cơ với nhau và cấu thành một hình tượng chung: Tổ quốc.

Tổ quốc, đó là nơi mỗi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, nơi những kỉ niệm ngọt ngào êm đềm nhất in vào chúng ta qua những lời ru: Con cò bay lả bay la… Tổ quốc, đó là mảnh đất cha ta nằm xuống cùng với đồng đội của mình, là Tháp Rùa rêu phong cổ kính, là Trường Sơn mây mù che phủ, … Ôi! Ai trong chúng ta chẳng đã có những kỉ niệm gắn bó không thể nào quên được đối với đất nước! Và ai trong chúng ta chẳng đã từng lặng người đi khi đọc những câu thơ mà hình ảnh, vóc dáng của Tổ quốc hiện ra thân thuộc đến nao lòng.

Thơ là đồng điệu, là liếng nói tri âm (Tố Hữu). Thơ là tiếng gọi đàn… (Xuân Diệu). Phải rồi, thơ là tiếng lòng, là hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vì để con người tìm đến với con người, con người tìm đến với đất nước thân yêu của mình. Trong quá khứ, thơ ca của cha ông chúng ta buồn lắm, bởi vì cuộc đời, bởi vì Tổ quốc Việt Nam ngày xưa đau khổ lắm:

Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ

Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi.

(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?- Chế Lan Viên)

Cũng có những phút mà Tổ quốc gạt được nỗi buồn đó sang bên, đó là khi quân thù tới xâm lấn bờ cõi đất nước, hào hùng thay lúc Lý Thường Kiệt sang sảng đọc: Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Trần Hưng Đạo cùng nhân dân tướng sĩ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chì căm tức rằng chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cò, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng (Hịch tướng sĩ), Nguyễn Trãi với hào khí viết Đại cáo Bình Ngô mà lòng tự hào Đại Việt lan tới từng con chữ… Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, những áng thi thần thiền cổ hùng văn đó không làm ta quên được bao số phận đói nghèo sau lũy tre xanh. Hình ảnh đất nước vất vả vẫn cứ day dứt chúng ta sau từng câu ca dao:

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng

tiếng khóc ni non.

(Ca dao)

Đêm trước của Cách mạng tháng Tám, đất nước có hai triệu người chết đói. Tám mươi năm dài nô lệ đã gây cho đất nước bao đau khổ. Cả dân tộc đang tìm đường, cả đất nước đang chuẩn bị vùng dậy. Cái gì sẽ tới đây. rồi tương lai sẽ ra sao?

Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?

Nụ cười sẽ ra sao?

ơi, độc lập!

Xanh biết mấy là  trời xanh Tổ quốc.

(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)

Cách mạng tháng Tám bùng nổ đã làm thay đổi từ bộ mặt đến tâm hồn Tổ quốc. Đất nước đã độc lập tự do, hình ảnh nước Việt Nam hiện ra trong thơ Nguyễn Đình Thi mới oai hùng biết nhường nào:

Súng nô rung ngườỉ giận dữ

Người lén như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy.

(Đất nước)

Thơ ca Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay đã tạo nên tượng đài Tố quốc với tất cả những phẩm chất cao đẹp: anh hùng vô song trong chiến đấu và sản xuất, dũng cảm tuyệt với mà nhân ái thiết tha, trải qua biết bao bão lửa mà vẫn xanh, hiên ngang dửng ở đỉnh cao của lịch sử mà vẫn khiêm tốn, giản dị, chan hoà. Kháng chiến chống Pháp, cả dân tộc đứng dậy, cả đất nước đánh giặc:

Những ruộng vườn mọc lên luỹ thép

Những xóm làng thành bể dầu sôi

Quân giặc kinh hoàng trên đất chết

Mỗi bước đi lạnh toát mồ hôi.

(Nguyễn Đình Thi)

Hình tượng đất nước được tập trung ca ngợi qua Việt Bắc, trung tâm của kháng chiến: ơ đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi

ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.

(Việt Bắc-Tố Hữu)

Đất nước bị tàn phá được khắc hoạ qua những chi tiết nhỏ nhặt tưởng như dễ qua đi nhưng lại đọng trong ta nhiều xúc động:

Cha mẹ dìu nhau về nhận đất

Tóc bạc thương từ moi gốc cau.

(Núi Đôi-Nữ Cao)

Cuộc sống kháng chiến, con người kháng chiến được ghi lại nhiều trong thơ. Đó là anh Vệ quốc, bà bầm, bà cụ, chị con gái Bắc Giang, người dân quân, em du kích… Và một hình ảnh rất đẹp nữa, kết tinh những phẩm chất của dân tộc: đó là Bác Hồ vĩ đại. Đó còn là những cảnh Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Ve kêu rừng phách để vàng (Việt Bắc – Tố Hữu), những đôi cọ, những ngọn núi hết sức thân thuộc với kháng chiến Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt (Ta đi tới).

Nhìn chung, thơ ca trong kháng chiến chống Pháp phản ánh trung thực và khá xúc động hình ảnh Tổ quốc. Nhưng các nhà thơ chưa có được cái nhìn cao, rộng về Tổ quốc. Do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do sự thay đổi, chuyển mình quá đột ngột của đất nước, các tác giả chưa đủ thời gian để nhìn nhận, chiêm ngưỡng đất nước một cách toàn diện, đầy đủ.

Trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hình ảnh Tổ quốc được thể hiện như một con ngựa vừa chắc tay súng ở miền Nam, vừa cầm búa, cầm cày xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc. Đất nước đã đổi thay, cành đổ nát của chiến tranh vẫn còn nhưng những tiếng ca vui, những sắc hồng của cuộc đời đã có rồi:

Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát

Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non

Yêu biết mấy những con đường ca hát

tQua công trường mới dựng mái nhà son!

(Mùa thu mới-Tố Hữu)

Cả miền Bắc như một công trường đang thi công rộn rã, ngói mới là một hình ảnh độc đáo của Xuân Diệu để diễn tả những đổi thay to lớn đó:

Nhưng quân thù đâu có để chúng ta yên,

ta muốn viết những ‘‘dòng tươi xanh”

nhưng cũng hãy cứ viết “những dòng thơ lửa cháy”.

Giai đoạn chống Mĩ là thời kì mà hình ảnh Tổ quốc Việt Nam hiện lên đẹp nhất, cao quý nhất, toàn diện nhất trong thơ ca của chúng ta. Các nhà thơ đều có những sáng tác trực tiếp hoặc gián tiếp về đề tài Tổ quốc. Chế Lan Viên với To quốc bao giờ đẹp thế này chủng? Nam Hà với Ta là Việt Nam,… và đặc biệt là Tố Hữu với những bài thơ xuân, những bài thơ ra đời vào những thời điểm nóng bỏng của lịch sử đấu tranh.

Cảm hứng bao trùm về đất nước là sự ngợi ca, khâm phục. Không ngợi ca khâm phục làm sao được khi một dân tộc bé nhỏ hơn nhiều lần đã dám đánh và đánh thắng kẻ thù? Tố Hữu viết:

Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ

Đất anh hùng của kỉ hai mươi

Hãy kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mĩ

 Có miền Nam anh dũng tuyệt vời

Miền Nam trong lừa đạn sáng ngời!

(Ta đi tới – Tố Hữu)

Chế Lan Viên đặt đất nước, đặt thời đại đang sống vào vị trí cao nhất trong lịch sử:

Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả

Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn

Trái cây rơi vào áo người ngắm quả

Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh!

(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)

Lê Anh Xuân, qua hình tượng người chiến sĩ giải phóng quân hi sinh trên đường băng Tân Sơn Nhất, khái quái lên hình tượng dáng đứng Việt Nam, cái dáng đứng tạc vào thế kỉ mà trải qua hàng ngàn năm nay chúng ta mới có được:

Anh là chiến sỹ giải phóng quân

Tên anh đã thành tên đất nước

Ôi anh giải phỏng quân!

Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.

(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)

Cái khí phách, cái anh hùng của người Việt Nam có khi còn được thể hiện qua những hình ảnh rất đỗi nên thơ:

Ao trường vẫn nở sen

Bờ tre van chú dế mèn vuốt râu

Chúng tôi chẳng sợ Mĩ đâu

vẫn vui vẫn hát những câu rộn ràng

Bao giờ bạn đến Việt Nam

Bạn xem Mĩ chết, bạn thăm Bác Hồ.

(Gửi bạn Chi Lê – Trần Đăng Khoa)

Sức mạnh Việt Nam được lí giải qua một em bé thôi, chiến tranh ác liệt là thế, chết chóc là thế nhưng em vẫn có một con mắt trong trẻo vô cùng. Người chiến sĩ nằm hầm bí mật thì phát hiện ra sức mạnh Việt Nam qua hình ảnh người mẹ đào hầm và chăm sóc cho anh:

Nơi hầm tối là nơi sáng nhất

Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam!

(Mẹ dào hầm – Bùi Minh Quốc)

Tố Hữu khắc hoạ hình ảnh Tổ quốc như một bà mẹ, bà mẹ rất đỗi thân thương của mỗi chúng ta trong cuộc đời:

Việt Nam, ôi Tố quốc thương yêu!

Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều

Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng

Nhan nại nuôi con suốt đời im lặng.

(Chào xuân 67-Tố Hữu)

Trước kia, Nguyễn Trãi viết Đại cáo Bình Ngô cũng mới chỉ thấy được tầm vóc của chiến thắng qua việc non sông sạch bóng quân thù; nhưng giờ đây, các nhà thơ của chúng ta đã thây được cái lớn hơn, thấy được ý nghĩa quốc tế của cuộc chiến đẩu ác liệt này:

Ta vì ta, ba chục triệu người

Cũng vì ba ngàn triệu trên đời.

(Miền Nam – Tố Hữu)

Hình tượng Tổ quốc được thể hiện như là nơi thừ thách khốc liệt nhất của thời đại, Việt Nam vàng của lòng người hôm nay, Việt Nam trở thành nơi vàng”, là bông sen thơm ngát giữa đầm:

Chúng muốn đốt ta thành tro bụi

Ta hoả vàng nhân phẩm, lương tâm

Chúng muốn ta bán mình ô nhục

Ta làm sen thơm ngát giữa đầm

Ta sẵn sàng xé trái tim ta

Cho Tổ quốc, và cho tất cả

Lá cờ này là máu là da

Của ta, của con người, vô giá.

(Việt Nam Máu và Hoa – Tố Hữu)

Việt Nam còn là đất nước của tình thương, của “non nước, thi văn, tư tưởng”. Nguyễn Đinh Thi ví Tổ quốc như một con sông mạnh, trong, qua rất nhiều thác ghềnh, rất nhiều bão lửa, lại trở lại xanh trong với đôi bờ cỏ cây, hoa lá. Xuân Diệu Tổ quốc như một con tàu hiên ngang trên đại dương sóng gió:

Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước

Trùng điệp một màu xanh lá đước.

(Mũi Cà Mau-Xuân Diệu)

Huy Cận ví Tổ quốc như một dũng sĩ có tâm hồn của một văn nhân:

Đứng vững chãi bốn ngàn năm sừng sững

Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa

Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng

Sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà.

(Đi trên mảnh đất này)

 

Tổ quốc trong thời kì chống Mĩ còn được thể hiện qua hình ảnh Trường Sơn, con đường mòn Hồ Chí Minh và những binh đoàn đi trong lừa khói:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai

Lớp cha trước lớp con sau

Đã thành đồng chí chung câu quân hành.

(Theo chân Bác-Tố Hữu)

Trường Sơn là nơi chúng ta đưa chủ nghĩa anh hùng cách mạng lên đỉnh cao lịch sử, nơi Tổ quốc hiện ra đẹp đẽ, giản dị, hùng vĩ nhất:

Trường Sơn mây núi lồ xô

Quân đi sóng lượn nhấp nhô bụi hồng.

(Nước non ngàn dặm)

Trường Sơn xẻ dọc rọc ngang

Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng

Trường Sơn vượt núi băng sóng

Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa.

(Nước non ngàn dặm – Tố Hữu)

Phải, chúng ta đã đi và chúng ta đã đến, Tổ quốc trong ngày toàn thắng tuyệt vời:

Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp

Bác Hồ ơi! Toàn thẳng đã về ta

Chúng con đến, xanh ngời ánh thép

Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa.

(Toàn thắng về ta-Tố Hữu)

Đất nước thống nhất vẹn toàn, hình ảnh Tổ quốc hiện ra toàn bích từ mái xanh đầu nguồn Pắc Pó, tới gót chân hồng mũi Cà Mau. Tổ quốc được thể hiện như một hình tượng đẹp đẽ nhất, cao quý nhất và có những phẩm chất mới mẻ, mang dấu ấn của thời đại, đó là thành công lớn của thơ ca Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám tới nay.

Trong giai đoạn mới, chúng ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Tổ quốc vẫn là một mảng đề tài rất quan trọng. Chúng ta mơ ước có những bài thơ hay viết về Tổ quốc, vừa cao đẹp, gần gũi, vừa giàu tính chiến đấu lại vừa hết sức thân tình, thâu tóm được những gì đã qua, nói về những ngày đang sống, vừa hướng chúng ta tới tương lai của Tổ quốc,… Bởi vì. nói như Pauxtôpxki: Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui cùa người mờ đường vào cái đẹp, của người biết đi tới tương lai… Chúng ta có quyền hi vọng và chờ đợi ở các nhà thơ chúng ta.

 

 

 

Leave a comment